1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 37 – Kỹ năng check phần 17

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 37 – Kỹ năng check phần 17

2020-08-20

Khi hoàn thành bản dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt thì việc check lại kỹ càng là vô cùng cần thiết, vì nó giúp chúng ta phát hiện ra những lỗi sai về trình bày. Thế nhưng, việc bám quá sát bản gốc đôi khi sẽ khiến văn bản trở nên khó hiểu.

 

dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt

 

Ở các kì trước đã đề cập đến việc bản dịch giống bản gốc, tuy nhiên đó là về cách trình bày hay thống nhất về cách dùng từ, vì thế sẽ đôi khi xuất hiện việc câu cú sẽ bị lủng củng làm bản dịch trở nên tối nghĩa. Vậy khi check ở bước cuối cùng người check cần cất bản gốc và đặt mình vào vị trí người đọc xem bản dịch có dễ hiểu không.

 

20. Đọc lại bản gốc mà không nhìn bản gốc

Đọc bài dịch không nhìn bản gốc là để giúp người dịch và người check nhìn lại toàn bộ bản dịch để tìm ra những đoạn dịch sai hoặc không tự nhiên. Bên cạnh đó, việc chỉ đọc lại mỗi bản dịch sẽ giúp người dịch và người check dễ phát hiện các lỗi sai hơn.

Vì thế, sau khi dịch xong từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, hãy đảm bảo việc dành thời gian để xem lại bài dịch từ đầu đến cuối. Quá trình kiểm tra lại bản dịch mà không nhìn bản gốc có vai trò giúp tìm thấy những lỗi sai mà người dịch và người check không nghĩ đến.

Không nên vừa kiểm tra bản dịch, vừa nhìn qua bản gốc sẽ dễ bị chen vào những suy nghĩ liên quan đến cách dịch, chẳng hạn như dịch thế này có hợp lý không, tại sao lúc đó lại dịch như thế này, v.v… điều này sẽ khiến người dịch và người check có cái nhìn không khách quan khi đọc lại bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt.

Ngoài ra, đây là bước vô cùng cần thiết vì lúc này người dịch và người check đang đặt chính mình vào vị trí của người đọc – những người sẽ đọc thành phẩm dịch cuối cùng. Khi đó, hãy tạm quên đi bản gốc để cảm nhận những điểm mà người đọc có thể sẽ cảm thấy không hợp lý, không tự nhiên.

 

dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt

 

Khi đọc lại không nhìn văn bản gốc, người dịch và người check cần lưu ý các mục như sau:

      • Có mắc các lỗi ngữ pháp không?
      • Câu có bị thiếu tự nhiên, có vấn đề về mặt logic hay không?
      • Có thông tin nào dễ gây hiểu nhầm hay không?
      • Có bị thừa, thiếu, lủng củng, lặp từ, lặp ý hay không?
      • Câu có bị thiếu chủ từ hay không?
      • Những từ chuyên ngành đã được chú thích một các dễ hiểu chưa?

Khi gặp những lỗi này, hãy ghi chú lại và tiếp tục đọc cho đến hết văn bản dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt. Việc dừng lại giữa chừng để kiểm tra văn bản gốc sẽ có thể làm bạn bị sao nhãng, vì thế hãy tiếp tục đọc cho đến hết bài dịch.

Sau khi đọc xong văn bản dịch từ Nhật sang tiếng Việt, người dịch và người check sẽ quay lại những câu, đoạn cảm thấy không ổn và so sánh với văn bản gốc. Sẽ có những trường hợp lỗi sai nằm ở văn bản gốc, khi đó, người dịch và người check sẽ cần phải tìm lại trong văn bản gốc để có thể xác nhận và chỉnh sửa, bổ sung hoặc cắt bớt thông tin nếu cần để đảm bảo bài dịch chính xác, đầy đủ ý, không bị thiếu.

Đọc lại bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt không nhìn văn bản gốc là một kỹ năng rất quan trọng đối với người dịch cũng như người check. Không chỉ là bước để người dịch và người check tự kiểm tra lại bài, kiểm tra những lỗi như lỗi đánh máy, chính tả, lỗi đánh số, v.v…, trong bước này, người dịch và người check còn tự đặt mình vào vị trí người đọc.

 

dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt

 

Đặt mình vào vị trí của người sử dụng văn bản để đọc bài và tự cảm nhận xem nếu là người đọc khi đọc văn bản đó có hiểu hay không, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan hơn về bài dịch. Người dịch và người check cũng nên tận dụng bước đọc bài không nhìn văn bản gốc để điều chỉnh câu văn sao cho tự nhiên nhất có thể, làm cho ý nghĩa văn bản được rõ ràng và dễ hiểu hơn.

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

Xem thêm:

Kỳ 36 – Kỹ năng check phần 16

Kỳ 38 – Kỹ năng check phần 18