1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 1 – Kỹ thuật phân tích câu phần 1

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 1 – Kỹ thuật phân tích câu phần 1

2020-03-31

Dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt đòi hỏi người dịch phải giỏi về cả tiếng Nhật lẫn tiếng Việt, hiểu về kiến thức chuyên ngành, kiến thức xã hội, và có kỹ năng phân tích câu nhờ đó mới truyền tải nội dung tốt nhất.

translation

 

Lời mở đầu

Trong thời đại khi mà xu hướng toàn cầu hóa phát triển, dịch thuật như một cây cầu nối xóa bỏ khoảng cách ngôn ngữ giữa các nước, như một động lực để thúc đẩy sự trao đổi tri thức, giao lưu văn hóa giữa các nước. Hiện nay hoạt động dịch thuật đang phát triển như một xu hướng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác. Như để ra đời một bản dịch chuẩn hóa thì chúng ta cần phải làm gì? Bằng series những bài viết về Kỹ thuật phân tích câu khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, chúng tôi hy vọng sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích, giúp bạn có cho mình những bản dịch chất lượng và hoàn hảo.

 

Nghề dịch thuật là một thử thách còn người dịch thuật là kẻ liều dám đương đầu

Peter New Mark từng nói“Dịch là một nghề nghiệp bao gồm hoạt động thay thế một thông điệp bằng chữ và / hoặc một bản tường thuật của ngôn ngữ này bằng một thống điệp và / hoặc một bản tường thuật giống như thế của một ngôn ngữ khác”.

Thật vậy, trong quá trình học tiếng Nhật, người Việt thường mong muốn hiểu đúng không chỉ về mặt ngữ pháp của tiếng Nhật mà cả về mặt ngữ nghĩa sử dụng trong ngôn ngữ của họ. Ví dụ: Tay của em bé người Việt Nam nói là “bàn tay búp măng”. Trong khi đó, người Nhật lại ví là “bàn tay hình lá đỏ” 「紅葉(もみじ)の手(て)」「その赤ちゃんの手は紅葉のようだ」(Bàn tay của em bé đó trông như chiếc lá đỏ). Một ví dụ khác là trong tiếng Việt khi muốn nói nhà nhỏ chúng ta dùng cách nói “bé bằng lỗ mũi” trong khi đó người Nhật  lại nói “hẹp như trán mèo” 「猫(ねこ)の額(ひたい)のようにせまい」

Khi bắt tay vào biên dịch một văn bản, việc phân tích bản gốc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta hiểu hơn về đặc điểm, đối tượng người đọc của bản gốc, lối văn phong, cách dùng từ được dùng trong bản gốc,…để từ đó truyền tải được đúng nhất nội dung của văn bản cần dịch.

Hơn nữa, chúng ta thường có thói quen đọc đến đâu dịch ngay đến đó, kể cả gặp từ mới cũng tra từ điển rồi dịch luôn. Như vậy, cảm giác bài viết rất khô khan và mất đi sự thuần Việt. Cách dịch ngay từ đầu không rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến hướng đi cho toàn bộ bài dịch như văn phong, các nét văn hóa, chủ đề…không có định hướng sẽ khiến cho bài viết không còn tính hệ thống và sự thống nhất.

 Một số cách có thể ứng dụng trong phân tích câu khi dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt

Thông thường, có 2 cách chính dùng để dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, đó là:

–           Đọc hết bản gốc, sau đó tiến hành dịch

–           Dịch văn bản song song với phân tích câu

Cách làm nào có hiệu quả hơn tùy thuộc vào mỗi người. Người dịch nên lựa chọn áp dụng cách phù hợp với mình nhất. Từ đó sẽ giúp chúng ta nâng cao kỹ năng dịch tiếng nhật sang tiếng việt. Giúp dịch nhanh hơn và chất lượng hơn.

Một số điểm cần lưu ý khi phân tích bản gốc như

–           Phương tiện truyền tải của văn bản  (website, tạp chí, tài liệu nội bộ, v.v…)

–           Đối tượng đọc

–           Thể loại, lĩnh vực  (tài liệu kỹ thuật, văn học, báo chí,..)

–           Văn phong (văn phong cứng hay uyển chuyển)

–           Cách dùng từ (dùng nhiều từ chuyên môn hay các từ ngữ phổ thông)

–           Phân tích chủ ngữ (người hay vật, số ít hay số nhiều)

–           Phân tích ngữ pháp (chữ viết hoa, dấu chấm phẩy, đại từ quan hệ, liên từ, mạo từ, số nhiều)

–           Lỗi từ chính văn bản gốc (Lỗi chính tả, thông tin sai lệch)

  • Kỹ thuật phân tích bản gốc

Trước khi làm một bài toán ta cần đọc kỹ đề bài và xác định phương hướng làm bài. Và văn bản gốc cũng giống một bài toán mà yêu cầu người dịch thuật phải có phương pháp và định hướng để dịch sao cho chuẩn xác.

Mục đích của việc phân tích văn bản gốc khi dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt là thu thập thông tin cần thiết để xác định chiến lược và “phương hướng” dịch. Chiến lược dịch là quá trình xác định “ai là người đọc văn bản dịch” để “lựa chọn từ ngữ thích hợp với đối tượng độc giả” đồng thời xem văn bản “yêu cầu cách viết thông thường hay trang trọng”.

Các bước chính để phân tích bản gốc được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

 

1. Phân loại bản gốc

Văn bản gốc thì thường có nhiều loại, nhiều chủ đề, hiểu đúng chủ ý của văn bản sẽ giúp chúng ta lựa chọn phương án để dịch hiệu quả hơn.

             Ví dụ:

  • Loại từ được sử dụng (đặc biệt là từ thường xuyên xuất hiện), từ đó có thể suy đoán đoạn văn liên quan đến chủ đề gì
  • Độ khó dễ của từ vựng (chuyên môn, thường dùng, cứng/mềm), từ đó có thể đoán được tính chuyên môn của đoạn văn
  • Thể văn của văn bản (cứng/mềm): Dựa vào cách diễn đạt mà suy ra đoạn văn cứng hay mềm, mang tính học thuật hay không.

Bằng cách phân loại bản gốc theo các đặc điểm như từ vựng, phong cách diễn đạt, chúng ta có thể nắm bắt chính xác nội dung cần nghiên cứu, loại tài liệu và trang web nên tham khảo cũng như phong cách văn bản nên sử dụng khi dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt.

 

2. Tìm kiếm thông tin liên quan trên internet

Hiện nay, với thời đại công nghệ phát triển dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo thì việc tìm kiếm thông tin diễn ra khá dễ dàng, nhưng để chọn lọc được nguồn thông chính xác và đáng tin cậy thì đó cũng là một kỹ năng. Chúng ta hãy nói về một vài lưu ý khi tìm kiếm thông tin khi dịch như:

  • Lấy vài phần của bản gốc, search trên internet để tìm các thông tin liên quan.
  • Nếu thấy được nguồn đăng bản gốc thì tuyệt vời. Nếu không thì cũng tìm ra một số web có liên quan tới nội dung đó, giúp ích cho việc hiểu văn bản gốc.
  • Tìm kiếm theo từ khóa; hãy chọn những từ xuất hiện với tần số dày đặc trong bản gốc thì chúng ta sẽ dễ dàng tìm kiếm được những tài liệu liên quan.

 

3. Từ tiêu đề của bản gốc, tìm đặc trưng của bản gốc

Tiêu đề là phần quan trọng nhất của một bài viết, gói gọn và bao quát toàn bộ nội dung chính của bài, nó là từ khóa cho mọi chi biết mà văn bản đề cập đến. Chính vì vậy, việc dịch đúng và sát nghĩa tiêu đề của bài viết gốc là phần quan trọng giúp cho nội dung văn bản cần dịch được truyền tải chính xác hơn tới người đọc. Ngoài ra, trước khi bắt tay vào dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, việc tìm hiểu kỹ về tiêu đề của bài viết gốc cũng giúp người dịch tìm ra được đặc trưng của bản gốc.

 

4. Nắm các thông tin quan trọng theo 5W1H

Khi đọc đến đây, bạn đang tự hỏi 5W1H là gì đúng không?

5W1H đơn giản là một khái niệm viết tắt tổng hợp những điều cần và đủ trước khi đề ra một chiến lược dịch thông minh khi dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Nó có thể được giải thích như sau:

  • What: Tài liệu này nói về vấn đề gì.
  • Who: Ai là chủ thể của vấn đề. Họ đã làm gì.
  • Why: Vì sao phát sinh vấn đề này. Vì sao cần nói về vấn đề này.
  • Where: Sự việc xảy ra ở đâu. Cơ chế hoạt động như thế nào.
  • When: Sự việc xảy ra theo dòng thời gian như thế nào.
  • How: Sự việc cụ thể như thế nào

Khi áp dụng nguyên tắc 5W1H này trong khi phân tích câu, thì dù văn bản gốc nhìn có vẻ đơn điệu, thì chúng ta vẫn sẽ nhận ra sự trầm bổng trong câu văn, hiểu rõ bản chất và nội dung của văn bản.

 

5. Tìm hiểu các từ viết hoa

Trong văn bản, chúng thường hay bắt gặp nhưng từ viết hoa, những từ này thường hay thu hút ánh nhìn của người đọc. Từ viết hoa có thể là tên riêng hoặc để nhấn mạnh một sự vật, sự việc nào đó  nhưng đa số là tên riêng.

Với các danh từ, tên riêng  (tên tổ chức, tên sản phẩm, tên người, địa danh, tên viết tắt, v.v…) thì phải:

      • Xác định xem nó là loại gì (tên tổ chức, tên sản phẩm, tên người, địa danh, tên viết tắt, v.v…)
      • Tìm kiếm ra tên phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dịch tùy tiện.

Nếu có trang web tiếng Việt chính thức, đầu tiên xác nhận trên đó trước, tìm xem cách dịch chính thức là gì. Nếu không có thì xác nhận các thông tin tham khảo có độ tin cậy cao như ở website thuộc về chính phủ, v.v… kiểm tra xem có bản dịch chuẩn hay không (bản dịch được sử dụng phổ biến)

Key point:

      • Từ viết hoa thường xuất hiện trong văn bản pháp luật như hợp đồng, chính sách bảo mật.
      • Trong hợp đồng, từ viết hoa mang ý nghĩa là “từ đã được xác định rõ ràng”. Khi dịch hợp đồng cần phải thống nhất các từ này.

Ví dụ : This Agreement has been entered into to sell Combination Product.

 

Dịch thuật quả nhiên là một công việc khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải dồn tâm huyết vào đó, nhưng khi có những kỹ năng nhất định thì việc này thì cũng không phải là vấn đề nan giải. Việc dịch thuật từ tiếng Nhật sang tiếng Việt có thể cũng được coi là quá trình tôi luyện bản thân và tăng cường ngôn ngữ cho chúng ta.

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

Xem thêm:

Kỳ 2: Kỹ thuật phân tích câu phần 2