1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 22 – Kỹ năng check- Phần 2

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 22 – Kỹ năng check- Phần 2

2020-06-19

Khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, công đoạn check là công đoạn đòi hỏi chúng ta phải thật cẩn thận và tỉ mỉ đến từng chi tiết để có một bài dịch chất lượng gửi đến độc giả, khách hàng hay công ty dịch thuật.

 

 

Trong Kỳ 21: Kỹ năng check phần 1, chúng ta đã chú ý đến ký hiệu của ký tự và số, ngoài ra còn rất nhiều chi tiết nhỏ chúng ta cần chú ý. Những chi tiết nhỏ này chúng ta không thể bỏ qua vì đôi khi nó ảnh hưởng đến nội dung, ví dụ như đặt sai dấu câu sẽ thay đổi nghĩa của câu.

 

2. Tránh những sai lầm do bất cẩn

Những lỗi nhỏ dù vô ý hay cố ý đều sẽ làm giảm chất lượng của bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt. Do dó, khi nhận được bài dịch của người dịch đầu tiên hoặc sau khi đã dịch xong và tiến hành kiểm tra bài, chúng ta đều phải kiểm tra thật kỹ những lỗi sai có thể xảy ra do bất cẩn, không chú ý đến.

Những lỗi thường mắc phải nhất là lỗi đơn vị, lỗi dấu câu hay sử dụng các từ nối, v.v…

 

a. Lỗi dấu câu

Một lỗi mà chúng ta thường mắc phải nhất đó là để nguyên dấu câu font chữ tiếng Nhật.

Ví dụ 1:

Dấu 「~」trong tiếng Nhật, khi dịch sang tiếng Việt phải được đổi thành “~”.

Dấu 。thì phải đổi thành “.” (dấu chấm), và dấu 、phải đổi lại thành “,” (dấu phẩy).

Những dấu câu này đều có thể chỉnh sửa ngay khi dịch bài, vì thế người dịch cần phải để ý và chỉnh lại ngay từ đầu để không bị sót. Bên cạnh đó, người check bài cũng cần phải kiểm tra thêm lần nữa để đảm bảo không còn lỗi dấu câu trong bài dịch.

b. Lỗi font và lệch cỡ chữ

Đây có lẽ là lỗi chúng ta hay mắc phải khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt. Có khi trong cùng một đoạn nhưng lại tồn tại hai font chữ khác nhau, hay cỡ chữ không đồng đều, điều này mặc dù không ảnh hưởng đến nội dung nhưng nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

 

 

Cách xử lý trường hợp này rất đơn giản nếu bản dịch được trình bày trên các software của Microsoft, chúng ta chỉ cần bấm tổ hợp phím Ctrl A, sau đó chọn font chữ và kích cỡ cho phù hợp.

Trừ trường hợp đặc biệt là theo Style Guide của khách hàng yêu cầu.

 

c. Lỗi đánh máy

 

 

Một lỗi ảnh hưởng đến chất lượng bài dịch nữa là lỗi đánh máy. Đây là lỗi khi người dịch lúc dịch bài đã vô tình đánh máy sai. Lỗi đánh máy có thể gây ra lặp từ, sai chính tả hay xuống dòng sai quy cách.

Ví dụ 2:

“Chúng tôi sẻ luôn cố gắng hết sức mình để làm hài lofng khách hàng và và đối tác của mình”

  • Có thể thấy ở ví dụ trên, lỗi đánh máy khá nhiều.

Do đó, khi dịch xong chúng ta cần kiểm tra lại thật kỹ, hoặc chạy các công cụ kiểm tra bằng máy phải đọc lại tập tin QA của bài dịch. Các lỗi lặp từ, không thống nhất dấu câu, v.v… sẽ được các công cụ này phát hiện và thông báo cho chsung ta. Tuy nhiên, người check bài vẫn cần phải xem lại để đảm bảo bài dịch tốt, không bị sót những lỗi đánh máy dư, đánh máy sai, v.v… như trên.

Nhìn chung, thống nhất ký hiệu của các ký tự chữ và số hay các lỗi do bất cẩn đều là những lỗi mà người dịch có thể chỉnh được từ những bước dịch đầu tiên, vì thế người dịch trong lúc dịch bài cần chủ động sửa những lỗi này. Đảm bảo không sót những lỗi này khi dịch cũng như khi nộp. Và nhiệm vụ của người check cuối cùng là kiểm tra toàn bộ bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt xem có bị sót những lỗi này hay không.

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

Xem thêm:

Kỳ 21: Kỹ năng check phần 1

Kỳ 23: Kỹ năng check phần 3