1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 32 – Kỹ năng check phần 12

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 32 – Kỹ năng check phần 12

2020-08-04

Kỹ năng check khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt đòi hỏi người check phải linh động trong cách dùng từ, vừa biến chuyển từ vựng vừa đảm bảo nội dung phải đúng với bản gốc. Những thành phần trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, v.v… cần được xác định chính xác và được sắp xếp sao cho khi đọc vào người đọc có thể hình dung ra nội dung nhất.

 

cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt

 

Kỳ 14: Kỹ năng dịch thô phần 8 đã đề cập đến cách dịch chủ ngữ khi chủ ngữ đó là sự vật, sự việc, đến bước check người check cũng cần xác định được đúng chủ ngữ. Nhưng làm thế nào để biết đó là đối tượng mà văn bản đang đề cập đến.

14. Xem xét vị trí của các thành phần trong câu

a. Chủ ngữ

Thông thường khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, chúng ta thường xác định chủ ngữ là những từ đứng trước trợ từ は hoặc が, tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy. Trong bài viết tác giả có thể sẽ linh hoạt và biến chuyển để thể hiện chủ ngữ được rõ ràng hơn, một số trường hợp là để nhấn mạnh chủ ngữ.

Chủ ngữ trong tiếng Nhật có thể đứng trước các từ như:

によるだけにすると
の場合とは
ならにとってさえ
に従うとまでとして

 

Vì thế khi check văn bản dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, chúng ta cần xác định chính xác chủ ngữ (đối tượng thực hiện hành động) để bản dịch được chính xác, không bị lệch lạc so với bản gốc.

 

b. Vị ngữ

Tiếp theo chúng ta cần xác định vị ngữ trong câu. Bộ phận vị ngữ có vai trò thể hiện hoạt động, trạng thái, bản chất, đặc điểm, v.v… của chủ ngữ. Vị ngữ trong câu tiếng Nhật rất đa dạng, có khi đó là một động từ, một cụm từ hay rắc rối hơn sẽ là một cụm chủ -vị. Cần xác định chính xác thành phần vị ngữ vì trong câu thành phần này là cốt lõi.

Ví dụ:

お客様に対して、失礼なことを言ってはいけません。

  • Phân tích: ở ví dụ này vị ngữ được thể hiện khá rõ ràng, được đặt ngay sau vế chính.
  • Có thể dịch câu trên như sau: Đối với khách hàng thì không được nói những lời thất lễ.

 

c. Trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho cụm chủ vị và thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, mục đích, phương tiện, v.v… Vị trí của trạng ngữ trong câu rất đa dạng, vì thế khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, người dịch và người check có thể linh động làm sao cho câu đọc trôi chảy và dễ hiểu.

Trạng ngữ được chia thành nhiều loại, tiêu biểu như:

      • Dạng nguyên gốc: たくさん、とても、あまり、なかなか
      • Dạng biến đổi từ tính từ
      • Dạng được tạo bởi danh từ và trợ từ:

Placeで = tại đâu (trạng ngữ chỉ nơi chốn)

Timeに = vào lúc (trạng ngữ chỉ thời gian)

Personから = (nhận) từ ai

Placeから = (đi) từ đâu

v.v…

    • Trạng ngữ chỉ thời gian:

Có thể kể đến như:

Bây giờ時々Thỉnh thoảng
そうNhư vậy初めてĐều tiên
まだChưa, vẫnまずTrước tiên
こうNhư thế nàyまたLại nữa
よくThườngやはりQuả nhiên
直ぐNgay lập tức全くHoàn toàn
いつもLuôn luôn急にĐột nhiên

 

d. Bổ ngữ

cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt

 

Bổ ngữ là thành phần phụ trong câu, đứng trước hoặc sau dộng từ, hay tính từ góp phần tạo thành cụm động từ, cụm tính từ. Bổ ngữ hay xuất hiện trong các câu phức. Một cụm bổ ngữ tốt là được đặt ở gần cụm từ bổ nghĩa, vừa giúp diễn tả nghĩa ciura câu văn đúng trọng tâm, không bị lang mang, tối nghĩa.

Bổ ngữ có 2 loại là: bổ ngữ gần và bổ ngữ xa. Bổ ngữ gần là trực tiếp của hành động, còn bổ ngữ xa là đối tượng gián tiếp của hành động.

Vị trí của hai loại bổ ngữ này nói chung không có tính bắt buộc, nhưng nếu trước bổ ngữ xa không có kết từ thì thường vị trí của bổ ngữ sẽ ở ngay phía sau động từ.

Tùy theo vị trí của bổ ngữ mà mạch văn và mức độ đọc hiểu sẽ thay đổi rất nhiều. Chúng ta có thể đặt bổ ngữ ở vị trí phù hợp khi check bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt theo 2 cách sau:

        1. Thêm dấu phẩy
        2. Thay đổi trật tự từ

Ví dụ:

 富士電機の三重工場は、自動販売機やショーケースなどを一貫して生産している工場です。

→ Nhà máy Mie của Fuji Electrics là nhà máy sản xuất theo phương thức tích hợp từ đầu đến cuối, với các sản phẩm như máy bán hàng tự động và tủ trưng bày, v.v…

Khi check bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, chúng ta cần đảm bảo nghĩ của câu luôn được chính xác, và câu từu trong bài dịch phải được trôi chảy. Việc xem xét và đặt bổ ngữ so với các thành phần khác trong câu là vô cùng quan trọng, nhằm mục đích để người đọc dễ hiểu nội dung mà văn bản gốc đang muốn hướng đến.

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

Xem thêm:

Kỳ 31: Kỹ năng check phần 11