1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 31 – Kỹ năng check phần 11

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 31 – Kỹ năng check phần 11

2020-07-29

 Khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, người dịch cũng như người check không nên quá phụ thuộc vào văn bản gốc khiến cho câu văn khô cứng và không mềm mại. Việc check sau khi dịch là vô cùng quan trọng vì ở bước này, chúng ta sẽ kiểm tra cách diễn đạt câu chữ, từ ngữ sao cho linh hoạt.

 

dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt

 

Ngoài việc sử dụng từ đồng nghĩa (đổi cách diễn đạt đã đề cập ở Kỳ 8: Kỹ năng dịch thô phần 2) để tránh lặp từ ngữ chúng ta cũng nên chú ý đến những câu có 2 tầng phủ định.

 

12. Phủ định của phủ định là khẳng định

Sau bước dịch thô và dịch tinh thì bước cuối cùng là check lại bản dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt. Để đảm bảo ý nghĩa cụm từ, hay ngữ pháp thì người check buộc phải có sự linh hoạt trong việc chỉnh sửa. Dựa vào những thông tin của tổng thể bài, người check hoàn toàn có thể hiểu được nội dung và đối tượng của bài dịch đnag nói đến, từ đó người check có thể chỉnh sửa câu văn của người dịch sao cho hợp lý, dễ đọc.

 

dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt

 

Đối với một văn bản tiếng Nhật, thì chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những câu văn mang ý nghĩa phủ định. Tuy nhiên, khi câu xuất hiện 2 vế phủ định thì người check cần lưu ý. Chúng ta có một nguyên tắc như sau:

Phủ định + Phủ định = Khẳng định

Với nguyên tắc trên thì khi check bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, người check có thể linh hoạt để chỉnh sửa câu văn sao cho ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo về mặt nghĩa.

Những ngữ pháp dễ gặp nhất ở dạng phủ định của phủ định này có thể kể đến như: 〜 ないではいられない(không làm gì đó thì không chịu được), ~ ないことはない/ ないこともない(cũng không hoàn toàn là không/ cũng không hẳn là không), v.v…

Để rõ hơn về điều này, chúng ta cùng xét đến vi dụ sau:

Ví dụ:

チームへの参加を検討しないこともない

      • Phân tích: với câu trên chúng ta có thể dịch rằng “Tôi cũng không hẳn là không xem xét việc tham gia vào đội”. Chúng ta nhận thấy 2 tầng phủ định ở câu trên chúng ta có thể suy ra ý nghĩa của câu trên thành

→  チームへの参加を検討してもいい

      • Từ đó, chúng ta có câu dịch “Tôi có xem xét việc tham gia vào đội.”

 

13. Điều chỉnh câu bị lặp từ, lặp ý

Với một văn bản dài thì ắt hẳn tác giả sẽ nhắc đến đối tượng hay sự việc chính nhiều lần, vì thế khi dịch chúng ta sẽ thấy tần suất xuất hiện của các từ này rất nhiều, dẫn đến hiện tượng lặp từ, lặp ý mà vô tình chúng ta không nhận ra khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt. Lúc này, người check sẽ linh động hơn trong việc thay thế các từ lặp bằng một từ khác và điều chỉnh câu sao cho phù hợp.

 

dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt

 

Ví dụ:

Ông giám đốc công ty thương mại bia Hà Nội cho biết: mỗi ngày nhà máy bia Hà Nội sản xuất ra 25 nghìn lít bia hơi, trong khi mỗi ngày lượng bia hơi tiêu thụ của thành phố là…100 nghìn lít, vì thế người ta có pha phách các loại bia hơi khác vào bia hơi Hà Nội để bán là điều không kiểm soát được.

      • Phân tích: ở câu dịch trên chúng ta thấy từ “bia Hà Nội” và “ bia hơi” xuất hiện 2 lần trong cùng một câu, khiến cho khi đọc thấy lủng củng, mạch văn không được trôi chảy.
      • Bằng phương pháp thay thế, điều chỉnh các từ bị lặp chúng ta có câu sau:

→ Ông giám đốc công ty thương mại bia Hà Nội cho biết: mỗi ngày nhà máy sản xuất ra 25 nghìn lít, trong khi mỗi ngày lượng tiêu thụ của thành phố là 100 nghìn lít. Vì thế người ta có pha các loại bia hơi khác vào bia hơi Hà Nội để bán là điều không kiểm soát được.

Ngoài ra, nếu dịch những bài từ tiếng Việt sang tiếng Nhật hay từ tiếng Anh sang tiếng Nhật thì chúng ta cần chú ý xem có bị “lặp kính ngữ” (kính ngữ kép) không.

Ví dụ:

×          ご覧になられました

○          ご覧になりました

Vì đã có “ご~” nên không cần thêm “られ” nữa.

Trong series bài viết “Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt” ở kỳ … thì cũng đề cập đến vấn đề điều chỉnh lặp từ bằng thay thế từ. Đây là một kỹ năng đòi hỏi sự vận động vốn từ của cả người dịch và người check một cách linh hoạt để cho ra một bản dịch mạch lạc và ý nghĩa rõ ràng giúp người đọc dễ dàng hình dung.

 

Xem thêm:

Kỳ 30: Kỹ năng check phần 10