1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 43 –Nâng cao kỹ năng bản thân phần 23

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 43 –Nâng cao kỹ năng bản thân phần 23

2020-09-16

Khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt thì chất lượng phải được đưa lên hàng đầu bởi bản dịch chứa đựng những kiến thức mà tác giả muốn truyền đạt đến độc giả. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi người và người check khi dịch văn bản phải kiểm tra kỹ càng để tránh những lỗi sai nhỏ không đáng có. Để đảm bảo điều này, chúng ta có thể lập ra “ Bảng đánh giá chất lượng dịch”.

 

dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt

 

Tạo “Bảng đánh giá chất lượng dịch” là bước cuối cùng trong quy trình dịch/check. Bảng đánh giá này không chỉ quan trọng đối với người check mà còn rất quan trọng đối với người dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt. Đây có thể gọi là bước check cuối để đảm bảo bản dịch hoàn hảo trước khi xuất bản hay nộp cho khách hàng.

 

26. Tự tạo “Bảng đánh giá chất lượng dịch” của riêng mình

a. Cách tạo “bảng đánh giá chất lượng dịch”

“Bảng đánh giá chất lượng” không chỉ cần thiết để người dịch và người check tự kiểm tra chính mình, đây còn là một công cụ hữu ích để người dịch và người check tự xem xét và cải thiện mình hơn nữa khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt. Dựa vào bảng này, chúng ta có thể note lại những lỗi chúng ta thường gặp, hay những chi tiết chúng ta thường vô tình bỏ qua để bản dịch lần sau không phạm vào nữa.

Một số lỗi chúng ta có thể liệt kê sau khi dịch/ check một bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt như:

      • Lỗi chính tả
      • Dịch thiếu
      • Dịch thừa
      • Dư khoảng trắng
      • Ký tự, chữ số 2byte
      • Đã quy đổi các ký hiệu
      • Dấu câu
      • Văn phong thuần Việt
      • Có sử dụng nhiều câu bị động không?
      • Có sử dụng nhiều cú pháp “Việc…” không?
      • v.v…

Danh sách này sẽ có thể khác nhau tùy theo người dịch và người check, nhưng nhìn chúng, cách mục trong “Bảng đánh giá chất lượng dịch” đều dựa trên 5 yếu tố để có một bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt tốt. Đó là:

      • Dịch đúng
      • Đọc dễ hiểu
      • Theo đúng chỉ thị, Style Guide của khách (khác nhau tùy vào bài và thể loại)
      • Văn phong, cách dùng từ phù hợp với độc giả và ngữ cảnh
      • Thống nhất từ ngữ, văn phong toàn bản dịch

 

b. Cách sử dụng “ Bảng đánh giá chất lượng dịch”’

 

dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt

 

Chúng ta cũng không nên quá vội vàng nộp bài dịch ngay sau khi dịch, mà hãy làm theo những bước sau:

      • Giành thời gian để thực hiện các bước đọc lại bài dịch (đọc không nhìn bản gốc và đọc thành tiếng).
      • Thực hiện “Bảng đánh giá chất lượng dịch” thông qua việc đọc rà soát (prood-reading) lại một lần nữa để đảm bảo một bản dịch có chất lượng tốt hơn.
      • Đánh dấu tich đối với những lỗi đã kiểm tra qua, note lại những lỗi hay mắc phải.

Đây là quy trình tuy sẽ tốn thời gian nhưng thực hiện đầy đủ sẽ giúp chúng ta có được một bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt tốt và thông qua đó tạo dựng uy tín dịch thuật cho chính bản thân dịch giả.

“Bảng đánh giá chất lượng dịch” là vô cùng cần thiết với người dịch và người check khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt. Chỉ cần bỏ ra thêm một ít thời gian thì bản dịch của chúng ta lại hoản hảo thêm một chút đem lại sự hài lòng nhất cho độc giả.

Sau khi dịch, đọc và đánh giá, bước cuối cùng trong quy trình dịch chính là nộp bài hay xuất bản. Nộp bài không chỉ đơn thuần là gửi một email tới khách hàng thông báo việc dịch, check đã hoàn thành và đính kèm theo văn bản dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt. Đối với những dịch thuật viên, nộp bài cũng là một cách để thể hiện sự chuyên nghiệp và tận tâm của mình đối với thành phẩm dịch cuối cùng, và quan trọng nhất là sự thành tâm đối với khách hàng.

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

Xem thêm:

Kỳ 42 – Nâng cao kỹ năng bản thân phần 4

Kỳ 44 – Lưu ý khi nộp bài phần 1