1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 42 – Nâng cao kỹ năng bản thân phần 4

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 42 – Nâng cao kỹ năng bản thân phần 4

2020-09-11

Khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, chúng ta cần có sự linh hoạt trong từ ngữ để diễn đạt một cách chính xác những gì văn bản gốc đang đề cập đến. “Không đủ vốn từ” hay “sự nghèo nàn tiếng Việt” là một trong những vấn đề đau đầu đối với người mới bắt đầu nghề dịch, thậm chí là với người dịch lâu năm.

 

dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt

 

Đối với những văn bản thuộc thể loại như tiểu thuyết cần sự bay bổng trong văn chương và không bị khô cứng lại càng khiến cho chúng ta cần bổ sung thêm vốn từ. Đây là một kỹ năng đòi hỏi người dịch và người check cần phải thường xuyên trau dồi để cải thiện chất lượng bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt của mình.

 

5. Nâng cao kỹ năng ứng dụng tiếng Việt

a. Phương pháp năng cao kỹ năng ứng dụng tiếng Việt

Sau mỗi bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, người dịch và người check nên trao đổi với nhau để cùng nhau phân tích thói quen trong cách diễn đạt của những từ ngữ thường hay sử dụng nhiều trong bản dịch. Chúng ta cần đặt ra một vố yếu tố để có thể cải thiện cách sử dụng từ và tránh lặp lại những sai lầm tương tự như: Tại sao dùng từ này mà không dùng từ kia? Từ này được sử dụng khi nào và không nên sử dụng khi nào?, v.v…

 

dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt

 

Một số phương pháp chúng ta có thể ứng dụng để nâng cao khả năng vốn từ cũng như vận dụng của mình như sau:

Lập ra một danh sách từ đồng nghĩa để tránh việc diễn đạt đơn điệu, có chữ nào dịch chữ đó, v.v… khiến bài dịch dù dịch đủ, đúng nhưng lại không hay, không được tự nhiên. Người dịch và người check tạo nên danh sách từ đồng nghĩa vào trong các file như Excel, v.v…, khi cảm thấy “Hình như mình sử dụng từ này hơi nhiều”, hãy mở danh sách đó lên và xem thử có từ nào khác để thay thế không.

Trang bị cho mình một lượng vốn từ thông qua sách báo, tạp chí, phim ảnh. Vốn từ phong phú thì câu dịch mới trôi chảy, mượt mà, dễ đọc. Tuy nhiên, để tăng vốn từ, chỉ đọc sách thôi vẫn chưa đủ. Vì đọc sách thông thường chỉ dừng ở trình độ “Nghe/đọc”, trong khi đó người dịch cần đạt đến trình độ “Nói/viết”, tức là ứng dụng từ ngữ, cách thể hiện đó một cách tự nhiên vào bản dịch. Chúng ta phải luôn đặt vấn đề rằng “Đối với từ vựng, cách thể hiện này, mình phải ứng dụng như thế nào vào trong câu?”

Biết giới hạn diễn đạt của bản thân ở thời điểm hiện tại để có ý thức hơn trong việc luyện tập, trau dồi khả năng ngôn ngữ.

 

dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt

 

Khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, chúng ta thường khó tự mình nhận ra những lỗi diễn đạt mà bản thân hay mắc phải nhiều lần trong quá trình dịch. Vì vậy, hãy nhờ người khác đọc bản dịch của mình để họ chỉ ra những cách diễn đạt mà bản thân sử dụng lặp đi lặp lại và tìm hướng khắc phục.

 

[Ví dụ về cách diễn đạt lặp đi lặp lại]

Tức là → 7 lần

Rất → 4 lần

Rộng lớn → 3 lần

Sau khi đã phân tích được những cách thể hiện mà bản thân thường sử dụng lặp lại rồi, thì kế đến là nghĩ cách giải quyết điều đó. Cách nhanh nhất là tạo danh sách từ đồng nghĩa để sử dụng thay thế.

 

[Ví dụ về danh sách từ đồng nghĩa]

Tức là→ nghĩa là

Rất →vô cùng, cực kỳ, thật sự là

Rộng lớn →bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang

Khi chúng ta ý thức được rằng bài  dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt được dùng để phục vụ các độc giả người Việt, đem lại tri thức cho người đọc, vì thế, khi dịch, chúng ta cần đảm bảo mình đang sử dụng đúng tiếng Việt, linh hoạt trong việc diễn đạt từ ngữ, không quá dài dòng cũng như không quá hoa mỹ gây khó hiểu. Để làm được điều này, chúng ta cần một quá trình dài để tôi luyện, trau dồi kỹ năng bản thân, việc này sẽ hỗ trợ chúng ta trở thành một dịch giả chuyên nghiệp trong tương lai.

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

Xem thêm:

Kỳ 41 – Nâng cao kỹ năng bản thân phần 3

Kỳ 43 –Nâng cao kỹ năng bản thân phần 23