1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 41 – Nâng cao kỹ năng bản thân phần 3

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 41 – Nâng cao kỹ năng bản thân phần 3

2020-09-09

Để đảm bảo bản dịch chuyên ngành y tế được chính xác khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, người check cần phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu, Một điều chúng ta cần lưu ý kỹ rằng những tài liệu y tế này ảnh hưởng trực tiếp đến người đọc, nên mọi thông tin cần được tuyệt đối chính xác.

 

dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt

 

Dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt chuyên ngành y tế là một công việc đòi hỏi người dịch và người check phải có kiến thức chuyên ngành và thưởng xuyên cập nhật từ vựng. Bên cạnh đó, cũng cần nắm rõ phương pháp dịch để việc dịch được thuận lợi và bản dịch chính xác hơn.

 

4. Cách dịch tài liệu y tế

Nhìn chung, cách dịch đối với tài liệu y tế không có sự khác biệt nhiều so với các tài liệu dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt khác. 5 yếu tố mà người dịch và người check vẫn phải đảm bảo khi dịch là:

      1. Dịch đúng
      2. Đọc dễ hiểu
      3. Theo đúng chỉ thị, Style Guide của khách (khác nhau tùy vào bài và thể loại)
      4. Văn phong, cách dùng từ phù hợp với độc giả và ngữ cảnh
      5. Thống nhất từ ngữ, văn phong toàn bản dịch

Trong thời điểm hiện tại, chúng ta nên tận dụng tối đa môi trường làm việc trên các phần mềm. Ngày nay, hầu hết văn bản gốc dùng để dịch đều ở dưới dạng tệp điện tử. Nhiều trường hợp văn bản gốc trên giấy cũng có thể được chuyển qua dạng tệp điện tử nhờ vào xử lý OCR (Nhận dạng ký tự quang học). Khi đó, người dịch có thể sử dụng các thao tác copy – paste để tra cứu, dịch bài, trình bày văn bản, để lại ý kiến, v.v… tiết kiệm thời gian dịch, tăng năng suất và hiệu quả công việc.

 

dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt

 

Một số phần mềm dịch thuật như SDLTrados và Memsource hỗ trợ người dùng chuyển đổi văn bản gốc, ngắt câu, sử dụng TM (translation memory) và Termbase để tăng tính thống nhất và độ chính xác cho bản dịch. Ngoài ra, sau khi dịch, chúng ta còn có thể lưu lại TM (bộ nhớ dịch) để tham khảo cho những bài dịch tiếp theo.

Bên cạnh đó, để đảm bảo không dịch thiếu, ngoài cách đã được nói ở các phần trước, chúng ta có thể áp dụng dịch 3 bước như sau:

Ngắt đoạn văn thành từng câu à Dịch ngay dưới câu gốc (không xóa văn bản gốc) à Kiểm tra bản dịch

Ví dụ:

Bさん(83 歳,女性)は,介護老人福祉施設に入所している。

終末期で,「最期はこの施設で迎えたい」という本人の希望があり,家族もそれを望んでいる。昨日から死前喘鳴が出現し,医師から,「あと数日でしょう」と言われた。「呼吸が苦しそうだ」と言っている家族への介護として,最も適切なものを1つ選びなさい。

Phương pháp:

  • Đối với những đoạn dài như thế này, hãy ngắt thành từng câu và dịch ngay dưới câu gốc để đảm bảo không bị thiếu bất kỳ dữ liệu nào khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt với các bài dịch y tế.

Bさん(83 歳,女性)は,介護老人福祉施設に入所している。

Bệnh nhân B (83 tuổi, nữ) đang ở trong cơ sở phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi cần chăm sóc.

終末期で,「最期はこの施設で迎えたい」という本人の希望があり,家族もそれを望んでいる。

Ở giai đoạn cuối đời, bà có nguyện vọng “Tôi muốn trải qua những giây phút cuối cùng ở cơ sở này” và gia đình bà cũng mong muốn như vậy.

昨日から死前喘鳴が出現し,医師から,「あと数日でしょう」と言われた。

Từ hôm qua, bà bắt đầu thở khò khè trước khi mất, bác sỹ nói “Có lẽ bà chỉ còn vài ngày”.

「呼吸が苦しそうだ」と言っている家族への介護として,最も適切なものを1つ選びなさい。

Hãy chọn 1 đáp án thích hợp nhất về lời động viên đối với thành viên gia đình đã nói rằng “Dường như bà đang khó thở”.

  • Sau khi chỉnh sửa và đảm bảo không thiếu dữ liệu, chúng ta sẽ có một bản dịch hoàn chỉnh cho đoạn văn trên như sau:

Bệnh nhân B (83 tuổi, nữ) đang ở trong cơ sở phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi cần chăm sóc.

Ở giai đoạn cuối đời, bà có nguyện vọng “Tôi muốn trải qua những giây phút cuối cùng ở cơ sở này” và gia đình bà cũng mong muốn như vậy. Từ hôm qua, bà bắt đầu thở khò khè trước khi mất, bác sỹ nói “Có lẽ bà chỉ còn vài ngày”. Hãy chọn 1 đáp án thích hợp nhất về lời động viên đối với thành viên gia đình đã nói rằng “Dường như bà đang khó thở”.

 

Dù có vẻ hơi mất thời gian nhưng cách này sẽ đảm bảo người dịch/người check không bị thiếu hay dư từ khi dịch cũng như kiểm tra các văn bản về y tế.

Bên cạnh đó, người dịch và người check nên tận dụng các tài liệu tham khảo khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt. Đây là nguồn thông tin vô cùng quan trọng khi dịch các tài liệu y tế, tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải có sự chọn lọc khi đọc các tài liệu này. Một số trang web uy tín có thể tham khảo như:

Tạp chí JAMA: http: //jama.ama-assn.org/

Tạp chí Circulation: http://circ.ahajournals.org/

Tạp chí The New England Journal of Medicine: http://www.nejm.org/

 

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tham khảo sách như:

      1. よくわかる医薬品業界: Cung cấp tài liệu cho dịch thuật về dược phẩm.
      2. MR研修テキストI: Trang bị kỹ năng và kiến thức cần thiết cho nhân viên bán hàng trong công ty dược.
      3. 「好きになる」シリーズ: Cung cấp kiến ​​thức cơ bản trong các lĩnh vực liên quan đến y học như sinh học, sinh học phân tử và miễn dịch học, v.v…
      4. 医学論文を読む一臨床医に必要な統計学の基礎: Giải thích một cách dễ hiểu những điều cơ bản khi đọc báo cáo y khoa.

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

Xem thêm:

Kỳ 40 –Nâng cao kỹ năng bản thân phần 2

Kỳ 42 – Nâng cao kỹ năng bản thân phần 4