1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt –Kỳ 11 – Kỹ năng dịch thô phần 5

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt –Kỳ 11 – Kỹ năng dịch thô phần 5

2020-05-08

Trong dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, kỹ năng dịch thô là kỹ năng nắm phần chủ chốt để đem lại một bản dịch đúng ý nghĩa với văn bản gốc. Nhưng để có thể học hỏi và phát triển được những kỹ năng này, đòi hỏi người dịch giả phải không ngừng học hỏi và rèn luyện.

Sau Kỳ 10: Kỹ năng dịch thô phần 4,thì những yếu tố trong đoạn văn cũng không kém phần quan trọng. Trong đoạn văn nói về một chủ đề nào đó, thì người ta thường hay lược bỏ từ chủ đề hay chủ ngữ ra khỏi câu và thay thế bằng một đại từ, việc này khiến câu văn được trôi chảy và không bị lặp từ, ý văn được mạch lạc hơn

 

10. Lưu ý về đại từ

Thông thường, khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, chúng ta hay gặp các đại từ như 「これ」,「それ」,「あれ」, v.v… Những đại từ này thường được sử dụng khi người viết đang ám chỉ đến một danh từ, cụm từ, v.v… đã được đề cập đến ở các phần trước nhằm mục đích không có quá nhiều từ giống nhau trong một đoạn văn.

Thông thường những đại từ này sẽ thay cho người, thời gian, nơi chốn, v.v…, đôi khi sẽ là một sự việc. Vì thế, khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, người dịch cần xác định được đối tượng, vấn đề đang được nói đến để chọn từ ngữ thích hợp thay thế cho chính xác.

Khi gặp một đoạn văn xuất hiện đại từ chúng ta có thể làm theo các bước sau:

  • Đọc sơ lược đoạn văn, xác định đoạn văn đang đề cập đến đối tượng và vấn đề nào.
  • Xác định vị trí của đại từ và đánh dấu (hightlight, gạch dưới, v.v…) lại đại từ đó.
  • Đọc khái quát lại nội dung câu đứng trước nếu câu bắt đầu bằng đại từ. Trường hợp đại từ được đặt ở giữa câu chúng ta cần xác định đối tượng trước đó là gì.
  • Lựa chọn từ ngữ thích hợp để dịch.

Để rõ hơn thì chúng ta hãy cùng xem xét các ví dụ dưới đây.

Ví dụ 1:

通常、欠点と気づいていてもそれを当然とするのは、そうした認識を既にもっているからです。

  • Phân tích: như chúng ta thấy vế trước đang nói đến欠点(nhược điểm), để không bị lặp từ thì người viết thay thế bằng đại từ それ
  • Chúng ta có thể dịch thành: “Thông thường, ngay cả khi bạn nhận ra nhược điểm, bạn vẫn xem đó là điều đương nhiên vì điều đó vốn đã khắc sâu trong nhận thức của bạn.”

Ví dụ 2:

結核は、「たん」などに含まれる結核菌が、咳やくしゃみによって空気中に飛び散り、それを吸い込むことによって感染します。

  • Lao là một bệnh lý do vi khuẩn lao gây ra. Vi khuẩn lao thường có trong “đờm”, v.v… và bị phát tán ra không khí khi ho hoặc hắt hơi, khiến những người xung quanh bị lây nhiễm do hít phải những vi khuẩn này.

Trong tiếng Anh thì dễ xác định hơn bởi các từ trong mệnh đề quan hệ (who, whom, how,…) hoặc các đại từ chỉ thị (this, that,…)

Ví dụ 3:

In Romance, she plays a train cabin crew who meets a man that helps her deal with several unresolved personal issues that have kept her from moving on in life.

  • Phân tích: chúng ta thấy có tận 3 đại từ (who, that, that) để thay thế cho người , sự việcđang được nói đến
  • Dịch một cách sát ý chúng ta sẽ có: “ Trong Romance, cô vào vai một tiếp viên tàu hỏa, gặp gỡ một người đàn ông- người đã giúp cô xử lý một số vấn đề cá nhân chưa được giải quyết, những vấn đề đã ngăn cô tiến lên phía trước trong cuộc sống.
  • Viêt lại câu sau phân tích chúng ta có: Trong Romance, cô vào vai một tiếp viên tàu hỏa và gặp gỡ một người đàn ông giúp cô xử lý một số vấn đề cá nhân đã ngăn cô tiến lên phía trước trong cuộc sống chưa được giải quyết.

 

11. Tránh sử dụng cụm từ lặp lại

Trong quá trình dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, sẽ đôi lúc chúng ta sẽ hay bị lặp lại một cụm từ nhiều lần, tuy việc này không ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu văn nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến sự mạch lạc của bài dịch, làm câu văn trở nên lủng củng.

Việc trách lặp từ là một kỹ năng vô cùng quan trọng khi dịch, đây là lúc người dịch phải biết chọn lọc và chọn được đúng từ để thay thế cho từ, cụm từ đang được sử dụng (đối tượng đang được nói đến) để bài dịch được tinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo về mặt nghĩa.

Ví dụ : 提出することはできません=提出はできません

Để tránh lặp từ, chúng ta có thể sử dụng từ đồng nghĩa, việc này khiến câu văn vừa hay mà ý nghĩa không bị thay đổi. Và để việc này thuận lợi, chúng ta phải không ngừng trau dồi vốn từ và csch sử dụng từ sao cho linh hoạt. Thông qua sách báo, các bài dịch trước chúng ta cũng có thể tạo cho mình một danh sách các từ đồng nghĩa.

Ví dụ như:

TừĐồng nghĩa
Nỗ lựcCố gắng
Do, bởi vì, v.v…
Trở vềQuay về
Khởi hànhXuất phát
Qua đờiRa đi
Cộng tácHợp sức, hiệp lực, v.v…

 

Hoặc trong tiếng Nhật, cũng sẽ có nhiều từ đồng nghĩa nhưng khác cách diễn đạt như:

 

TừĐồng nghĩaNghĩa
きつい大変Nghiêm trọng, vất vả, khó khăn
草臥れる疲れるMệt mỏi, kiệt sức
単純わかりやすいDễ hiểu
共通点同じところĐiểm chung, điểm giống nhau
回収集めるThu hồi, thu thập lại
疑っている本当だはないと思っているNghi ngờ / thật sự nghĩ nó không phải vậy

 

Trên đây là hai kỹ năng cơ bản và hữu ích khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, dù đây là 2 kỹ năng cơ bản, nhưng nếu thực hành đúng bạn sẽ có một bài dịch chất lượng hơn khi đã bỏ công sức để chọn lựa từ ngữ cẩn thận hơn trước.

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

Xem thêm:

Kỳ 10: Kỹ năng dịch thô phần 4

Kỳ 12: Kỹ năng dịch thô phần 6