1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 12 – Kỹ năng dịch thô phần 6

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 12 – Kỹ năng dịch thô phần 6

2020-05-13

Dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt là một công việc đòi hỏi dịch giả phải trau chuốt về mặt ngôn từ, để câu văn được hay và trọn vẹn ý. Tuy nhiên, tiêng Việt rất phong phú nên việc lựa chọn từ để diễn đạt nội dung là điều vô cùng quan trọng.

 

 

Trong bài Kỳ 11: Kỹ năng dịch thô phần 5 lần trước, chúng ta đã có thể xác định được nên sử dụng phương pháp dịch nào là hợp lý khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, và với kì lần này thì chúng ta sẽ biết được theo hướng dịch đó chúng ta nên sử dụng các từ nối như thế nào là hợp lý.

 

12. Cách sử dụng từ “ và”, từ chỉ tính đồng thời.

Khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt chúng ta sẽ bắt gặp nhiều danh từ được liệt kê liên tiếp nhau, và lúc này chúng ta thường sử dụng từ “ và” để nối các danh từ này lại với nhau. Tuy nhiên, cũng sẽ có những trường hợp người dịch cần sử dụng từ khác để thay cho từ “” để tránh lặp lại một từ nhiều lần trong câu.

Những từ có thể thay thế cho từ “ và” như: “với”, “cùng với”, “và rồi”, “ cộng với”, “thêm nữa”, “kèm với”,…

Ví dụ 1:

今晩、私はAさんとBさんと都市の一番有名なレストランで食事します。

      • Phân tích: có 2 chữ とxuất hiện trong câu, nếu dịch thô chúng ta sẽ dịch thành “ Tối nay, tôi và anh A và anh B sẽ đi ăn tại nhà hàng nổi tiếng nhất thành phố.” Có thể thấy việc xuất hiện 2 từ “ và” khiến câu văn khá lủng củng.
      • Chúng ta có thể dịch lại như sau “ Tối nay, tối cùng với anh B và anh B sẽ đi ăn tại nhà hàng nổi tiếng nhất thành phố.”

Trong tiếng Nhật có rất nhiều cấu trúc dùng để liệt kê như : と、や…など、~だのと~だのと、~も…し、も、…

Chính vì vậy, khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, chúng ta cần cẩn thận lựa chọn từ để diễn đạt sao cho vẫn đủ ý mà câu văn không bị lủng củng. Đôi khi từ “ và” sẽ được lượt bỏ nếu phần liệt kê quá nhiều.

Ví dụ 2:

日本は色々な都市があります。例えば、東京や北海道や大阪などです。

      • Phân tích: ở câu văn này, chúng ta thấy tên 3 địa danh (東京、北海道、大阪)được nối bằng cấu trúc や…など; vì đây là cấu trúc liệt kê nhiều địa danh nên khi dịch chúng ta có thể linh động lược bỏ chữ “ và” để câu văn được lưu loát hơn.
      • Qua phân tích chúng ta có thể dịch câu trên thành: “ Nhật Bản có rất nhiều thành phố lớn. Ví dụ như: Tokyo, Hokkado, Osaka, v.v

 

 

Ngoài ra người dịch còn có thể linh động lựa chọn các từ chỉ tính đồng thời, xảy ra cùng một lúc để thay cho “và”. Đây cũng là phương pháp tốt nhất để tránh việc lăp từ quá nhiều trong 1 đoạn văn, và cũng là cách làm cho bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt đọc sẽ hay hơn, trau chuốt hơn.

Ví dụ 3:

彼女はユーモアもあれば、態度もよくて、クラスの中でとても好まれます。

  • Phân tích: ở câu văn này sử dụng ngữ pháp も để liệt kê, chúng ta có thể dịch thành “ Cô ấy có khiếu hài hước và thái độ cũng tốt nên trong lớp rất được yêu quý”
  • Nhưng để nhấn mạnh những tính tốt của chủ ngữ chúng ta có thể linh động dịch thành “ Cô ấy vừa có khiếu hài hước, mà thái độ cũng tốt nên trong lớp rất được yêu quý.

 

13. Sử dụng danh từ chỉ thị:

Khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, không ít lần chủ thể của đoạn văn sẽ được lặp đi lặp lại, để tránh trường hợp những từ này xuất hiện thường xuyên và dày đặc gây loãng thông tin và ảnh hưởng đến tính logic của câu văn thì chúng ta nên sử dụng danh từ chỉ thị để thay thế.

 

 

Trong tiếng Việt thì có vô vàng danh từ chỉ thị, tùy vào cách biến hóa của người viết mà các danh từ này được thay đổi nhưng vẫn đảm bảo thông tin đem lại cho người đọc không bị thay đổi. Những từ chúng ta có thể sử dụng để thay thế cho danh từ chính như: “ nó”, “ việc này”, “ như thế này”, “đây”, …

Thông thường trong các vân bản tiếng Nhật, khi nói đến một vấn đề hay một vật trong một đoạn văn thì người ta cũng thường hay sử dung những từ như これ、それ、その、… để thay thế cho chủ ngữ, với mục đích để chủ ngữ không bị lặp lại quá nhiều lần khiến mạch văn bị lủng củng.

Ví dụ 4:

Panadol Extra chứa paracetamol là một chất hạ sốt, giảm đau và caffeine – một chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol. Panadol Extra có hiệu quả trong điều trị đau nhẹ đến vừa và hạ sốt bao gồm đau đầu, đau nửa đầu. (phần lược bỏ) Bạn không nên dùng thuốc Panadol Extra quá liều chỉ định và không dùng chung với các thuốc chứa paracetamol khác.

      • Phân tích: ở đoạn ví dụ này đang nói về Panadol Extra (danh từ riêng), và danh từ này xuất hiện khá nhiều lần nên khi đọc đoạn văn sẽ không được trôi chảy. Nên chúng ta vận dụng thay thế bằng một danh từ chỉ thị
      • Panadol Extra chứa paracetamol là một chất hạ sốt, giảm đau và caffeine – một chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol. Thuốc này có hiệu quả trong điều trị đau nhẹ đến vừa và hạ sốt bao gồm đau đầu, đau nửa đầu. (phần lược bỏ) Bạn không nên dùng thuốc Panadol Extra quá liều chỉ định và không dùng chung với các thuốc chứa paracetamol khác.

Tuy nhiên, nếu trong đoạn sau nhắc đến một nội dung khác, và gặp lại danh từ đó ở đoạn sau khác thì chúng ta mình nên sử dụng lại danh từ đó thay vì dùng từ thay thế. Điều này sẽ giúp ý văn giữa các đoạn được liền mạch, giúp người đọc nắm bắt được đối tượng mà văn bản đang muốn nói tới.

Ngoài ra cũng có những trường hợp chúng ta không nên sử dụng đại từ chỉ thị để thay thế danh từ, chẳng hạn như khi muốn giải thích nghĩa của từ.

Ví dụ 5:

「 みだりに  」とは

正当な理由がなく、という意味であって

“Tùy tiện” là gì?

      • Điều đó có nghĩa là khi không có lý do chính đáng. (Sai)
      • “Tùy tiện” có nghĩa là không có lý do chính đáng. (Đúng)

 

 

Sử dụng các từ chỉ tính đồng thời và danh từ chỉ thị là 2 kỹ năng rất hữu ích khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, không những giúp bài dịch trở nên hay hơn, trau chuốt hơn, 2 kỹ năng này còn góp phần giúp chúng ta linh hoạt hơn trong cách sử dụng từ. Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng một cách có chọn lọc cho từng trường hợp và cũng không nên quá lạm dụng những từ này vì sẽ ảnh hưởng đến tính mạch lạc của văn bản.

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

Xem thêm:

Kỳ 11: Kỹ năng dịch thô phần 5

Kỳ 13: Kỹ năng dịch thô phần 7