1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 13 – Kỹ năng dịch thô phần 7

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 13 – Kỹ năng dịch thô phần 7

2020-05-15

Dịch thô là một kỹ năng tiền đề khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt. Kỹ năng này đòi hỏi địch giả phải có kỹ năng phân tích và nhạy bén trong việc sử dụng từ ngữ để diễn đạt ý nghĩ sao cho trọn vẹn nhất, để khi chỉnh sửa thành bản dịch hoàn chỉnh sẽ tránh được lỗi, làm cho bản dịch hay và ý nghĩa hơn.

 

Trong khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, chúng ta không thể tránh khỏi việc một từ có nhiều tầng ý nghĩa hoặc khi ghép với từ khác nó lại ra một nghĩa khác. Sau Kỳ 12: Kỹ năng dịch thô phần 6, với kỳ bài lần này, chúng ta sẽ chú ý đến kỹ năng dịch thuật thiên về nghĩa.

14. Dịch nghĩa cho phù hợp

Trong tiếng Việt, những từ vựng có âm Hán – Việt chiếm tỷ lệ khá nhiều, và việc bị phụ thuộc là điều không thể tránh khỏi. Nhưng khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, việc phụ thuộc này đôi lúc sẽ khiến cho ý nghĩa của bản dịch bị lệch đi so với bản gốc.

 

Vậy làm thế nào để có thể tránh khỏi được việc này?

Lưu ý đầu tên là chúng ta không nên quá chủ quan khi gặp một từ quen thuộc, không tra cứu lại và tiến hành dịch luôn, mà chúng ta phải chú ý đến ngữ cảnh để xét xem từ này còn mang ý nghĩa nào khác không.

Ví dụ 1:

始末(しまつ)(âm hán: thủy mạt)

      • Phân tích: thông thường khi nhìn vào từ này thì chúng ta thường dịch là “đầu cuối” nhưng tùy vào ý nghĩa của văn bản mà cũng có thể dịch là “kết quả” hoặc “xử lý”, v.v
      • Ví dụ như:

調子がいいと聞いていたがこの始末だ。-> Tôi nghe nói là nó ở trong tình trạng tốt, nhưng lại kết thúc như vậy

秘密を知られたからには始末する。 -> Nếu nó đã biết được bí mật thì hãy xử lý nó.

資本不足のため、店を始末して、田舎に帰りました。-> Do thiếu tiền vốn, nên tôi đã đóng cửa cửa hàng và trở về quê.

Thứ 2, trong các văn bản tiếng Nhật, chúng ta thường hay thấy các chữ Hán (Kanji) được ghép với nhau để tạo thành một cụm từ và chúng ta thường hay dịch theo âm đọc Hán – Việt, điều này đôi lúc lại đúng nhưng đôi khi nó sẽ trở thành một lỗi sai lớn nếu không để ý.

Ví dụ 2:

猫舌

      • Phân tích: khi nhìn vào chữ Hán, chúng ta sẽ dịch ngay thành “lưỡi mèo”.
      • Tuy nhiên, từ 「猫舌」khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt thường được dùng để chỉ “Những người không ăn, uống được đồ nóng”.

Ví dụ 3:

環境経営

      • Phân tích: dựa vào âm Hán- Việt chúng ta sẽ dịch cụm này thành “ quản lý môi trường”.
      • Sau khi tra cứu, chúng ta sẽ thấy đây là từ vựng chuyên ngành kinh tế, mang ý nghĩa “Kinh doanh thân thiện với môi trường”.

Xét theo 2 ví dụ trên, dễ nhận ra răng khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, không phải lúc nào dịch theo âm Hán-Việt cũng chính xác cả, chúng ta cần phải tra cứu, thao khảo kỹ càng từ nhiều nguồn để đem lại ý nghĩa đúng nhất cho bản dịch.

Thứ 3, không chỉ phải tra cứu từ thì mới dịch chính xác mà chúng ta cũng cần phải lựa chọn từ ngữ để diễn đại sao cho phù hợp với ý nghĩa mà văn bản gốc đề cập đến.

Ví dụ 4:

結果よりも過程のほうが大切だということもある。

      • Phân tích: 「過程」có 2 ý nghĩa là “giai đoạn” và “ quá trình”, xét theo ngữ cảnh của câu mà chúng ta sẽ lựa chọn nghĩa phù hợp để dịch.
      • Với câu trên chúng ta sẽ dịch thành “Cũng có lúc quá trình sẽ quan trọng hơn kết quả”.

Ví dụ 5:

“ Chẩn đoán khả năng chống động đất của tòa nhà, gia cố tòa nhà hoặc tường (vách).”

      • Phân tích: câu dịch trên nhìn qua thì cũng không có gì sai, nhưng xét theo mặt nghĩa thì việc sử dụng ừ “ chuẩn đoán” ở trong trường hợp này là chưa chính xác. Vì “chuẩn đoán” là từ được dùng nhiều trong y học, chẳng hạn như: chẩn đoán bệnh, tiêu chuẩn chẩn đoán, v.v…
      • Chúng ta có thể viết lại thành “Phán đoán khả năng chống động đất của tòa nhà, gia cố tòa nhà hoặc tường (vách).”

Lưu ý cuối cùng chính là chúng ta cần chú ý các từ gần nghĩa khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt. những từ gần nghĩa nhìn chung ý nghĩa tương đối giống nhau, tuy nhiên, khi xét về mặt ngữ cảnh của đoạn văn chúng sẽ mang ý nghĩa diễn đạt khác nhau.

Ví dụ 6:

「過程」 vs 「経過」

      • Phân tích:

+ 過程 : Quá trình, là một bước trong một chuỗi những thay đổi.  Chẳng hạn như: 生産過程 : quá trình sản xuất

+ 経過 : Tiến trình, ko chỉ là một bước đơn thuần, nó là cả một loạt những thay đổi dần dần.

Ví dụ 7:

「伝染」 vs「感染」

      • Phân tích: cả 2 từ trên đề mang ý nghĩa là sự tryền nhiễm ( của dịch bệnh), tuy nhiên sẽ có cách sử dụng khác nhau

+ 伝染:ngoài “truyền nhiễm” thì còn có một nghĩa khác là “ lan truyền”. Sử dụng khi nói về một hành vi, hành động lan rộng ra ngoài phạm vi khác, gây ảnh hưởng đến phạm vi đó.

+ 感染 : mang nghĩa “truyền nhiễm”. Sử dụng trong trường hợp nói về bị nhiễm dịch bệnh.

Nhìn chung, cách sử dụng từ ngữ là một điểm vô cùng quan trọng đối với dịch giả, việc lựa chọn từ ngữ diễn đạt hay dịch nghĩa phù hợp với câu là một kỹ năng quan trọng đem lại hiệu quả cho bản dịch.

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

Xem thêm:

Kỳ 12: Kỹ năng dịch thô phần 6

Kỳ 14: Kỹ năng dịch thô phần 8