1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 9 – Kỹ năng dịch thô – Phần 3

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 9 – Kỹ năng dịch thô – Phần 3

2020-04-29

Dịch thô là một kỹ năng cần thiết để đem lại một bản dịch hoàn hảo khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt. Để có thể nắm bắt được nội dung chính xác nhất của văn bản thì khi dịch thô chúng ta không những phải phân tích kỹ càng mà còn phải chú ý đến những tiểu tiết.

 

Sau Kỳ 8: Kỹ năng dịch thô phần 2 , với kỳ 9 lần này, chúng ta sẽ biết thêm được những mánh khóe dịch khi gặp những câu phức tạp và dài dòng.

 

6. Cách xác định đối tượng

Không chỉ khi dịch tiếng nhật sang tiếng việt, mà khi dịch tiếng Anh, người dịch cũng cần phải xác định đối tượng sẽ được dịch như thế nào cho hợp lý. Có trường hợp câu trước đang nói về một đối tượng nhưng qua câu sau thì chúng ta lại không thấy từ chỉ đối tượng đó đâu, vì trong tiếng Nhật, đối tượng thường sẽ được lược bỏ và chúng ta phải thông qua ngữ cảnh của câu văn mà xác định đối tượng đang được nói đến.

 

 

Đối tượng trong bài đề cập đến có thể là nhân viên, kỹ sư, người tiêu dùng, học sinh, v.v… Do đó, khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, chúng ta không nên cố định đối tượng lúc nào cũng là “bạn”. Hãy thử thay thế bằng các danh từ khác phù hợp với đoạn văn cũng như tổng thể cả bài.

Ví dụ 1:

For international conferences or ceremonies, seminars, exhibitions, meetings, training courses or private parties, banquets or dinners, we have the facilities and services to suit your purposes.

      • Chúng tôi có các cơ sở vật chất và dịch vụ phù hợp với mục đích của quý khách, chẳng hạn như hội nghị hoặc nghi lễ quốc tế, hội thảo, triển lãm, hội họp, các khóa đào tạo hoặc các bữa tiệc riêng tư, các bữa tiệc hay bữa tối.

Ví dụ 2:

あなたのこのプロジェクトに関する質問に答えていただきます。

Thay vì dịch là “tôi sẽ trả lời câu hỏi liên quan đến dự án lần này của bạn”, thì để trang trọng hơn chúng ta nên dịch “ tôi sẽ trả lời những câu hỏi liên quan đến dự án lần này của ngài”.

Và cũng sẽ có đôi lúc để tránh lặp lại từ khi dịch, chúng ta cũng có thể lược bỏ tên đối tượng mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu văn.

Ví dụ 3:

The museum is only open during the daytime, and you need to be in the doors by 4:30 p.m.

      • Bảo tàng chỉ mở cửa vào ban ngày và thời gian vào cửa cuối cùng trong ngày là 4:30 chiều.

Tóm lại, khi đã xác định đúng cách tên gọi đối tượng sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu và có sự tương tác tốt hơn đối với người đọc. Tuy nhiên, một điểm phải chú ý là chúng ta cũng cần linh động lược bỏ nếu nó không ảnh hưởng đến nghĩa của câu để tránh lặp lại từ quá nhiều trong bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt.

 

7. Cắt câu dài thành các câu ngắn

 

 

Khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt chúng ta thường hay bắt gặp những câu dài đi kèm với nhiều biểu hiện ngữ pháp khiến chúng ta bị bối rối. Trong trường hợp này, nếu cảm thấy câu dịch quá dài và dễ làm cho người đọc không hiểu thứ tự, hay nghĩa câu, chúng có thể ngắt câu bằng dấu phẩy. Việc ngắt câu này ngoài tác dụng ngắt ý để người đọc dễ hiểu, dễ đọc mà còn giúp chúng ta dễ kiểm tra lại câu sau khi dịch hơn. Vì vậy khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, chúng ta nên chú ý đến việc đặt dấu phẩy sao cho hợp lý mà ý nghĩa câu vẫn không thay đổi.

Những vị trí dễ ngắt câu thường xuất hiện các từ như “nhưng”, “mặc dù”, “tuy nhiên”, “ngược lại”, các cụm từ – từ chỉ thời gian như “tháng trước”, “hôm qua”, năm tới”, v.v… Còn trong tiếng Nhật, chúng ta có thể đặt dấu phẩy sau các từ tương đương trong tiếng Việt như 「しかし」,「~ですが」,「でも」, v.v… và cũng như sau các trạng từ chỉ thời gian, chẳng hạn như 「今日」,「来月」,「来年」, v.v…

Ví dụ:

右の者は特定工場における公害防止組織の整備に関する法律第八条第一項の規定により実施した右試験の区分に関する国家試験に合格したことを証明する。

Có thể thấy đây là một câu khá dài, chúng ta sẽ xác định các từ nối, nếu không chúng ta sẽ tìm xem mệnh đề bổ ngữ ở vị trí nào

  • 右の者は特定工場における公害防止組織の整備に関する法律第八条第一項の規定により実施した右試験の区分に関する国家試験に合格したことを証明する。

Sau khi đã phân tích xong các thành phần nghĩa của câu thì chúng ta sẽ tìm cách ngắt câu sao cho hợp lý nhất. Và câu sẽ được dịch thành “Chứng nhận người bên phải đã vượt qua kỳ thi quốc gia theo lĩnh vực thi bên phải, được thực hiện dựa trên quy định tại Điều 8, khoản 1 của Luật cải thiện hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm tại các nhà máy chỉ định.”

Có rất nhiều cách để đặt dấu phẩy trong câu, tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đến mạch văn để ngắt câu hợp lý, không để câu dịch bị lủng củng và bị đứt mạch văn.

Dịch thuật là một công việc khó nhưng nếu nắm vững được những kỹ năng dịch thiết yếu và không ngừng nâng cao vốn từ của mình thì chắc chắc khả năng dịch sẽ dần dần được cải thiện hơn.

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

Xem thêm:

Kỳ 8: Kỹ năng dịch thô phần 2

Kỳ 10: Kỹ năng dịch thô phần 4