1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 3 – Kỹ thuật phân tích câu phần 3

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 3 – Kỹ thuật phân tích câu phần 3

2020-04-08

Để có một bản dịch hay, ngoài vốn từ phong phú chúng ta cũng cần phải linh hoạt trong cách sử dụng các từ ngữ để biểu thị chính xác ý nghĩa của câu nói, và các từ chỉ mức độ cũng có thể tăng thêm tầng ý nghĩa cho câu văn.

Tiếp theo Kỳ 2: Kỹ thuật phân tích câu phần 2 , trong kỳ cuối của series bài về cách phân tích câu khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt lần này, tôi xin giới thiệu đến bạn đọc những từ vựng mà chúng ta thường vận dụng trong phân tích văn bản khi dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt.

 

10. Các từ chỉ thị

Các từ chỉ thị được ví như một đường dẫn để người dịch có thể hiểu rõ thông tin đang được đề cập đến. Trong một văn bản, người viết thường sử dụng từ chỉ thị để tránh lặp lại một từ quá nhiều trong câu, nhưng điều này sẽ làm cho người dịch có thể bị nhầm lẫn khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt nếu không nắm bắt được chính xác từ chỉ thị đó đang mang ý nghĩa nào.

Có thể nói từ chỉ thị như một “biển dẫn đường” dẫn tới nơi cần đến. Để khi dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt người dịch có thể xác định rõ thông tin nào là chính, thông tin nào là phụ.

Các từ chỉ thị mà ta thường thấy trong tiếng Nhật như: これ・それ・あれ(chỉ sự vật, sự việc)、こちら・そちら・あちら(chỉ nơi chốn),… こう(cách này, giống như thế này)、そう(cách đó, giống như thế đó)、あう(cách đó, giống như thế đó)、どう(cách). Tùy vào hậu tố phía sau mà ta có thể xác định được ý đang được nói đến.

Trong các văn bản tiếng Anh thì những từ chỉ thị này được biểu thị rõ ràng hơn.

      • Ví dụ:
        • Bản gốc: In London during peak times, a room can cost as much as $50 per hour! As more rooms are provided for people who want to sing karaoke, these prices are likely to fall.
        • Từ chỉ thị “these prices” ở đây có nghĩa là “as much as $50 per hour”

Chú ý đến trường hợp chỉ thị từ không ngờ như such, so, v.v…

      • Ví dụ:
        • Bản gốc: In addition, noodle slupring is very much welcomed. Luckily for us, local ramen chefs appear to understand that such practises are uncommon in our part of the world, so we are able to enjoy the delicious flavours of Japanese ramen noodles at our own pace.
        • Từ chỉ thị “such practises” ở đây muốn ám chỉ đến “noodle slupring”

Cũng không khó đề xác định được các từ chỉ thị, vì trước khi các từ này xuất hiện thì sẽ có một câu dẫn đề cập đến vấn đề nên khi dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt ban cũng không cần quá lo lắng về việc này.

 

11. Các từ chỉ số lượng

Ngoài các từ chỉ số nhiều, khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, chúng ta còn phải chú ý đến các từ chỉ số lượng. Các từ này sẽ chỉ mức độ hoặc biên độ của sự việc, nhằm cho câu văn có chiều sâu và ý nghĩa, mục đích tác gải muốn nói rõ ràng hơn. Tùy theo văn cảnh, các từ chỉ số lượng sẽ có nghĩa khác nhau, chính vì thê tìm ra những từ này và hiểu ý nghãi của chúng là vô cùng quan trọng.

Ở múc độ dễ thì từ chỉ số lượng nhất định chỉ đơn thuần là một con số đi kèm với đơn vị đếm (ví dụ: 1枚、1日、3階、4件、2000円、…), nhưng ở một vài trường hợp, để biểu thị mức độ của sự việc thì người ta lại sử dụng từ ngữ khác hoặc sử dụng cả ngữ pháp để nhấn mạnh.

Ví dụ như:

        • いくらも食品が残っていない。”ở nhà chẳng còn bao nhiêu thực phầm còn lại nữa”
        • 大きな文化祭といってもせいぜい100客ぐらいが来るだけです。”mang tiếng là lễ hội lớn nhưng cũng chỉ được khoảng 100 khách đến thôi.”
        • 残った料理はわずかパンのピースです。”thức ăn thừa chỉ còn một mẩu bánh mì nhỏ thôi”

Bên cạnh đó, các văn bảng tiếng Anh lại có những cách biểu thì khác nhau, mà khi dịch thuật người ta lại thường bỏ qua nó như một trợ từ. Ví dụ như:

        • Some: một phần, một vài, một ít, một số, một bộ phận. “Some people” = “một số người”. “Some money” = “một ít tiền”
        • Many: nhiều, đa dạng, tương đương, “Not many” = “Không tới mức vậy”
        • Both: cả hai, cũng, song phương, hai bên, bên nào cũng vậy, kiểu gì cũng vậy, kết hợp lại thì
        • Majority: đa số, phần lớn
        • Several: một vài, vài lần, nhiều loại, riêng biệt
        • Much: hơn hẳn, nhiều hơn, hơn thế nữa
        • More: nhiều hơn, vượt quá
        • Less: ít hơn, chưa đạt
        • A few/a little: một chút (khẳng định)
        • Few/little: hầu như không có (phủ định)

 

12. Các từ chỉ tần suất

Nếu như từ chỉ số lượng để chỉ cho sự vật, thì từ chỉ tần suất sẽ chỉ cho sự việc. Khi dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, tùy vào văn cảnh mà các từ chỉ tuần suất này sẽ xuất hiện. Vậy làm thế nào để phát hiện ra nó?  Dưới đây là bảng tổng hợp một số chỉ tần suất mà chúng ta thường gặp trong quá trình dịch thuật.

Tiếng NhậtTiếng AnhTiếng Việt
いつもAlwaysluôn luôn, chắc chắn
ふつうUsuallythông thường
なかなか/よくFrequentlythường xuyên
たびたびOftenhay
ときどき/たまにSometimesthỉnh thoảng
ときおしOccasionallycó lúc
あまりRarelyhiếm khi
いまだに/全くNeverkhông bao giờ

 

13. Các từ phủ định

Trong quá trình dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt thì những từ phủ định này được coi như một “biến cố” khiến ý nghĩa và hoạt cảnh của câu văn thay đổi. Ở mức độ dễ nhận biết thì các động từ thể ないhoặc những câu có kết thúc bằng ません. Thế nhưng, khó hơn một chút thì chúng ta phải tìm ra những cấu trúc ngữ pháp hay nói cách khác là các cụm từ biểu hiện sự phủ định. Những mẫu hay được sử dụng như:

        • ~わけがない: tuyệt đối không
        • ~どころではない:không chỉ ở mức độ này mà còn hơn thế
        • ~わけではない:không phải là tất cả
        • ~というものではない:không phải cứ đáp ứng điều kiện là được

Ngoài ra, đôi lúc những từ phủ định sẽ không mang ý nghĩa phủ định, đó còn gọi là biến cố của biến cố. Chẳng hạn như hai lần phủ định sẽ là khẳng định, hoặc phủ định của phủ định là khẳng định, đó là điều chúng ta đặc biệt chú ý. Một vài trường hợp hay xảy ra như:

        • Hardly, Scarcely: hầu như không (số lượng)
        • Seldom, rarely: hiếm khi (tần suất)
        • Barely: hầu như không (phủ định). Sẽ giải quyết ổn thôi (khẳng định).
        • Too A to B: quá A để làm B. Để làm B, thì A là quá nhiều.
        • Unless ~: trừ khi, nếu không, v.v…
        • Few + DT đếm được , little + DT không đếm được: chỉ một vài, hầu như là không
        • Tiền tố phủ định un-, in-, im-, dis- (Vd: unnecessary, incapable, unfortunately, impatient, disable)
        • Far from ~: tuyệt đối không phải~, ngược lại là khác
        • Not only A but also B: không chỉ A mà còn B
        • Tiền tố no- (nobody, nowhere, nothing, no one): biến thành phủ định
        • Not ~ yet: vẫn chưa~
        • The last person/thing~: là người/vật cuối cùng có thể làm điều đó
        • Anything but ~: mọi thứ ngoại trừ~
        • Fail to ~: không thể, thất bại
        • Not + những từ mang nghĩa toàn bộ, toàn thể (always, neccessarily, exactly. Every, entirely…): không nhất định, không hẳn là, không phải tất cả, v.v…
        • A know better than to B: A biết rõ hơn B

14. Đọc tài liệu liên quan đến bản gốc

Khi dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Nhật, đẻ hiểu sâu hơn về chủ đề mình đang dịch, chúng ta cũng nên tìm hiểu những khía cạnh liên quan đến nó. Việc này sẽ giúp chúng ta định hình được thể loại văn bản, cách sử dụng từ ngữ cho cho thích hợp, ngữ cảnh của chủ đề,… để bạn có một cái nhìn toàn thể về văn bản gốc và khi tiến hành dịch sẽ thuận lợi hơn và cho ra bản dịch chính xác, hoàn hảo hơn.

Các nguồn bạn có thể tham khảo rất đa dạng thông qua tạp chí, sách báo, các website hay các bài dịch tương tự của khách hàng hoặc công ty dịch thuật. Việc này còn giúp bạn cập nhật những xu hướng từ mới hiện đang được sử dụng.

Bên cạnh đó, việc chọn lọc thông tin cũng cần phải có kỹ năng. Chúng ta không nên đọc lướt trong vô thức mà cần phải lưu ý những từ vựng liên quan xuất hiện trong đó, đồng thời nắm bắt thông tin mà văn bản đề cập đến. Việc sử dụng bộ nhớ dịch cũng là một giải pháp giúp chúng ta tiết kiệm thời gian trong quá trình dịch, bộ nhớ này sẽ do chúng ta tạo ra và là kết quả của sự tích lũy theo thời gian chúng ta gắn với nghề dịch thuật.

Kết

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ nhân tạo thì việc dịch thuật bằng máy đơn gairn hơn bao giờ hết, nhưng thứu mà con người ta thắng được máy móc chính là cái hồn trong văn bản. Không những vậy, trong quá trình dịch thuật chúng ta ngày càng nâng cao kỹ năng bản thân và phát triển vốn ngôn ngữ của mình. Bằng việc để ý những thông tin tưởng chừng như là tiểu tiết nhưng chúng ta lại có thể giúp chúng ta có một bản dịch hay và hoàn hảo.

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

Xem thêm:

Kỳ 2: Kỹ thuật phân tích câu phần 2

Kỳ 4: Kỹ thuật tra cứu