1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 2 – Kỹ thuật phân tích câu phần 2

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 2 – Kỹ thuật phân tích câu phần 2

2020-04-06

Dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt là công việc khó, đòi hỏi dịch giả ngoài thông thạo ngôn ngữ, còn phải có phương pháp dịch khoa học mới đem lại một bản dịch tiếng Nhật chuẩn, đặc biệt là kỹ năng phân tích câu để hiểu rõ ý nghĩa của câu.  Vậy phương pháp là gì?

Tiếp theo Kỳ 1: Kỹ thuật phân tích câu phần 1 , trong kỳ 2 lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những yếu tố “tuy nhỏ nhưng có võ” làm thay đổi ý nghĩ của bản dịch trong gang tấc.

6. Phân tích nội dung

Khi chúng ta đã hiểu ngụ ý của văn bản thì việc phân tích tổng thẻ cũng không có gì quá khó khăn.  3 điểm chính mà chúng ta cần xem xét đó là:

  • Ngữ pháp, cách dùng từ của bài viết
  • Văn phong (Cứng, mềm) được sử dụng trong bài
  • Phân tích chủ ngữ, từ viết tắt, độ khó dễ của từ ngữ

Ngoài ra, còn có rất nhiều mục để xem xét khi phân tích nội dung, chẳng hạn như phong cách văn bản, chủ ngữ hoặc người được nói đến là ai (ngôi thứ nhất, 2, hay 3?), có từ viết tắt hay không,… Dựa vào những điều trên, chúng ta có thể quyết định cho mình cách dịch sao cho hiệu quả và chính xác nhất.

 

7. Số nhiều:

Trong quá trình dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt không ít người nghĩ rằng lượng từ chỉ số ít hay nhiều không quan trọng và thường bỏ qua điểm này vì tiếng Nhật không có chia số ít hay số nhiều, và nếu dịch sang tiếng Việt có khả năng bị lặp các từ “các”, “những”, v.v… quá nhiều trong bài. Và đôi lúc đó cũng là “điểm mù” khiến chúng ta không xác định được ý nghĩa thật sự của câu văn.

Thay vào đó chúng ta có thể sử dụng nhiều từ ngữ khác để cho câu văn được phong phú hơn như:

        • いくらも~ない:biểu thị ý nghĩa số lượng rất ít
        • Từ chỉ số lượng + あまり: “sự vật có số lượng nhiều hơn số nào đó”
        • なん + từu chỉ đơn vị đếm + :thế hiện ý nghĩa ở mức độ tương đối nhiều
        • よく:diễn tả tần suất cao
        • <động từ>るわ-< động từ >るわ:chỉ mức độ phát sinh hơn dự đoán
        • わずか:số lượng đó rất ít

Ngoài ra, khi dịch những văn bản có tiếng Anh sau đó dịch lại theo cặp ngôn ngữ Nhật- Việt thì cũng là một thử thách đối với người dịch. Sẽ có đôi lúc chúng ta bỏ qua những mạo từ để phân biệt số ít hay số nhiều như a/an/the.

Thông thường khi đọc văn bản tiếng Anh, mạo từ và số nhiều thường bị bỏ qua, nhưng khi dịch, thông tin này rất có ý nghĩa. Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú ý đến số nhiều của danh từ, sự khác biệt giữa số ít và số nhiều của danh từ là rất quan trọng khi muốn xác định một hình ảnh cụ thể của văn bản.

Đôi khi cũng có một số từ có số ít và số nhiều ( có hậu tố là s) mang lại ý nghĩa khác hẳn nhau như:

        • Advice/advices = Lời khuyên/Giấy thông báo
        • Blind/blinds = Mù/Màn che
        • Glass/Glasses = Kính/mắt kính
        • Good/Goods = Tốt/Sản phẩm
        • Interest/Interests = Quan tâm/Lợi nhuận
        • Mean/Means = Ý nghĩa/Phương pháp
        • Minute/Minutes = Phút/Biên bản họp
        • Time/Times = Thời gian/Thời đại
        • a/an: không xác định; the: xác định

 

8. Tìm các thông tin thể hiện sự thay đổi

Khi phân tích một văn bản để dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, việc bám sát cấu trúc logic và luồng thông tin của văn bản là vô cùng quan trọng. Việc này không những giúp chúng ta hiểu ý nghĩa văn bản mà còn tăng khả năng chính xác cho bản dịch. Trong quá trình phân tích này, việc xuất hiện những biến số có thể thay đổi ý nghĩa văn bản, chuyển dụng ý của tác giả theo một hướng khác, đó gọi là “thông tin thể hiện sự thay đổi”. Vậy thế nào là thông tin thể hiện sự thay đổi?

Thông tin thể hiện sự thay đổi chỉ đơn giản là một từ hoặc cách diễn đạt thể hiện sự chuyển động nào đó như上がる/下がるlên/xuống, 始まる/終わるbắt đầu/ kết thúc, 動く/止まるchuyển động/dừng lại, 人気になる/人気に失うnổi tiếng/không nổi tiếng

Các từ thể hiện sự thay đổi thường gặp là

        • 上昇/降下 (increase, decrease, go up)
        • 移動 (move, shift)
        • 始まり/終わり (start, begin, complete, finish, done, over)
        • ~になる (become, turn into)
        • So sánh (longer, faster)

Khi gặp những từ này, chúng ta nên dùng bút đánh dấu mũi tên →、↑, để thể hiện mạch văn bản đang bị thay đổi, thì sau đó sẽ dễ thấy tổng thể ý nghĩa của bản gốc và việc dịch thuật sẽ trở nên dễ dàng hơn.

 

9. Các từ nối:

Sau khi đã đánh dấu các thông tin thể hiện sự thay đổi, chúng ta hãy bắt đầu lưu ý đến các từ nối. Những từ này sẽ làm cầu nối giữa câu với câu, từ với từ làm mạch văn trôi chảy hơn. Tùy vào mục đích sử dụng mà người viết có thể sử dụng linh hoạt các từ nối này để ý nghĩa của câu được sâu sắc mà mở rộng hơn, cung cấp đủ thông tin cho người đọc.

Một số từ nối thường gặp trong tiếng Nhật;

  • Khi muốn thêm thông tin: また、そのうえ、それに、さらに
  • Khi muốn đưa ra kết quả hoặc kết luận: そのため、そこで
  • Khi giải thích lý do: ~なら、~かという、つまり
  • Thể hiện sự tương phản: しかし、だけど、けれど、でも、一方、だが
  • Thể hiện sự lựa chọn :または、あるいは、それとも
  • Thay đổi chủ đề: ところで、では、さて

Hoặc trong các văn bản tiếng Anh chúng ta hay gặp các từ nối như:

  • Thời gian: When, once, before, after, while, since, until, as
  • Lý do: because, since, now (that), as, for
  • Ý nghĩa ngược: but, however
  • Điều kiện: unless, whether, only, if, yet, considering, providing/provided
  • Đồng thời: and
  • Địa điểm: where
  • Từ nối khác: like

Bên cạnh đó, chúng ta cần kết hợp từ nối với phân tích 5W1H (đã phân tích ở kỳ 1) và những hông tin thể hiện sự thay đổi, để nhanh chóng nắm tổng thể bản gốc, làm cho việc dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt được dễ dàng và chính xác hơn.

 

Trong quá trình dịch thuật, đôi lúc chúng ta sẽ thấy hoang mang vì câu quá dài và chúng ta không thể xác định được ý nghĩa câu văn đó muốn đề cập về vấn đề gì, khiến cho việc dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt sẽ gặp khó khắn và mất nhiều thời gian. Việc xác định ý nghĩa câu không khó, chỉ cần chúng ta có một thói quen phân tích khoa học khi đọc văn bản để dịch và chú ý hơn đến tiểu tiết thì chắc chắn kết quả sẽ là một bản dịch hoàn hảo.

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

Xem thêm:

Kỳ 1: Kỹ thuật phân tích câu phần 1

Kỳ 3: Kỹ thuật phân tích câu phần 3