1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 17 – Kỹ năng dịch tinh phần 2

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 17 – Kỹ năng dịch tinh phần 2

2020-06-03

Để có một bản dịch hay khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt thì việc chau chuốt câu từ là một điều vô cùng quan trọng, nhưng để tránh được những lỗi như lặp từ hay sử dụng từ ngữ không phù hợp thì người dịch cần phải tỉ mỉ trong việc lựa chọn cách diễn đạt sao cho phù hợp với nội dung văn bản.

 

Ngoài kỹ năng dùng từ phổ thông và tìm trọng điểm trong Kỳ 16: Kỹ năng dịch tinh phần 1 thì chúng ta cũng cần có kỹ năng biến hóa từ ngữ sao cho phù hợp để bản dịch vừa hay vừa đúng nghĩa với văn bản gốc.

 

3. Không sử dụng quá nhiều thể bị động

Khi dịch tiếng Nhật sang tiếng việt, đôi khi chúng ta quá bám sát vào văn bản gốc nên đôi khi cách diễn đạt câu từ trong đoạn văn không được tự nhiên. Chúng ta cần phải thay đổi hình thái của câu sao cho phù hợp nhưng ý nghĩa không thay đổi.

 

 

Trong một văn bản, để nhấn mạnh vật thể bị tác động chúng ta sẽ bắt gặp những câu bị động, nhưng khi dịch ra, việc sử dụng nhiều câu bị động như “…được thực hiện bởi…”, “…được ăn bởi…”, “được thành lập bởi…”, v.v… sẽ làm câu văn trở nên nặng nề và khó hiểu.

Ví dụ 1:

私は友達に引越しの手伝いを頼まれました

      • Phân tích: câu trên nếu dịch thô ra chúng ta sẽ dịch là “tôi được bạn tôi nhờ giúp việc chuyển nhà”. Khi dịch như vậy mặc dù không sai nhưng chúng ta sẽ thấy câu văn có phần hơi gượng ép.
      • Trong trường hợp này chúng ta có thể linh động lượt bỏ thể bị động sẽ làm cau văn trôi chảy hơn.
      • Bạn tôi đã nhờ tôi giúp việc chuyển nhà.

Ví dụ 2:

アメリカはコロンバスによって発見されました。

      • Phân tích: chúng ta thấy từ 発見(phát hiện)được chia ở thể bị động. Khi dịch thô chúng ta được câu “châu Mỹ được phát hiện bởi Colombo”.
      • Mặc dù câu dịch này không sai về mặt ý nghĩa nhưng qua bước dịch tinh chúng ta sẽ dịch thành “Châu Mỹ do Columbus phát hiện ra”.

 

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào thể bị động cũng bị biến đổi, chẳng hạn như:

Nếu văn bản gốc đang thể hiện trạng thái hư, hỏng của đồ vật, máy móc, v.v… thì chúng ta có thể giữ nguyên bị động mà không cần chủ động.

Ví dụ 3:

携帯電話は壊されました。

→ Điện thoại của tôi bị hư rồi.

 

Hay khi gặp những câu cần nhấn mạnh chủ ngữ thì người dịch cũng không cần chuyển sang chủ động.

Ví dụ 4:

ABC会社は2006年に設立されました。

→ Công ty ABC được thành lập vào năm 2006.

Khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt mà văn bản gốc có nhiều câu dạng bị động thì chúng ta cần linh động khi dịch, để làm cho câu dịch được tự nhiên và trôi chảy nhất.

 

4. Cách dịch động từ 「感じる」(feel; cảm nhận)

 

 

Khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, chúng ta rất hay bắt gặp động từ 「感じる」(cảm thấy, cảm nhận), thế nhưng tùy từng trường hợp và cách biểu thị động từ mà chúng ta có thể có nhiều cách dịch khác nhau.

a. Dịch theo nghĩa gốc

Bản thân động từ động từ 「感じる」 đã mang nghĩa là “ cảm thấy” dùng để chỉ cảm nhận của tác giả.

Ví dụ 5:

あなたが誰かに劣等感を感じる理由はないのです。

      • Không có lý do gì để bạn cảm thấy mình thấp kém hơn bất kì ai.

Ví dụ 6:

いなかに行ってくると前より健康になったように感じる。

      • Khi đi đến vùng nông thôn, tôi cảm thấy khỏe mạnh hơn trước.

 

b. Lược bỏ và dịch theo sắc thái của câu gốc

Ví dụ 7:

There is no need to feel shy about speaking in second language.

→Không cần phải cảm thấy ngại khi nói bằng ngôn ngữ thứ hai.

    • Phân tích: Ví dụ trên mặc dù cũng diễn tả cảm xúc của người nói nhưng nếu thêm “cảm thấy ngại” thì câu văn sẽ dư thừa và không hay. Dó đó, chúng ta có thể lược bỏ hẳn “cảm thấy” và dịch theo sắc thái của câu gốc. Khi đó, chúng ta sẽ có một câu dịch khác:
    • Không cần phải ngại khi nói bằng ngôn ngữ thứ hai.

 

c. Sử dụng “dường như”, “có vẻ”, v.v…

Khi bắt gặp 「感じる」(feel) thì không nhất thiết phải dịch thành “cảm nhận”, chúng ta có thể sử dụng những từ như “dường như”, “có vẻ”, v.v… để thay thế. Điều này giúp câu dịch tự nhiên hơn và không bị lặp từ quá nhiều.

Bên cạnh đó, với ý nghĩa “ dường như” thì trong tiếng Nhật 「感じる」sẽ được ghép với cụm ように để biểu tượng cho ý nghĩa này.

Ví dụ 8:

彼らの考えは私たちには全く異質のものであるように感じられる。

      • Suy nghĩ của họ dường như hoàn toàn khác biệt với chúng tôi.

 

Sau bước dịch thô và dịch tinh, chúng ta phải biết tận dụng các kỹ năng từ trước đến giờ để hoàn thiện bản dịch của mình. Không chỉ đơn thuần là dịch đúng mà còn phải biết cách chọn từ ngữ phù hợp, diễn đạt làm sao cho thật tự nhiên, phù hợp với ngữ cảnh của bài dịch và quan trọng hơn là phù hợp với độc giả mà bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt đang hướng tới.

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

xem thêm:

Kỳ 16: Kỹ năng dịch tinh phần 1

Kỳ 18: Kỹ năng dịch tinh phần 3