1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 16 – Kỹ năng dịch tinh phần 1

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 16 – Kỹ năng dịch tinh phần 1

2020-05-26

Dịch thuật là một công việc đòi hỏi người dịch giả phải tỉ mỉ trong từng bước từ tìm thông tin đến tra từ, đến công đoạn chỉnh sửa với mục đích đam lại một bản dịch hay. Dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt là quá trình mà người dịch vận dụng kiến thức ngôn ngữ và linh hoạt trong kỹ năng.

 

Kết thúc series Kỹ năng dịch thô  chúng ta đi đến bước tiếp theo chính là dịch tinh. Vậy mục đích của bước dịch này là gì? Và nó ảnh hưởng thế nào đến bản dịch?

 

Thế nào là dịch tinh?

Khác với việc chỉ nắm bắt ý chính và diễn đạt nó thành lời văn của bước dịch thô, dịch tinh là thao tác nhằm nâng chất lượng bản dịch lên cao hơn bằng việc xem lại các chỗ chưa hiểu, dịch thừa, dịch thiếu, sắp xếp lại câu, v.v…, làm cho bản dịch chau chuốt và hay hơn.

Trong quá trình dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, người dịch sẽ phải phân tích câu, tra cứu, hay tìm chiến lược dịch phù hợp, và đương nhiên sẽ có những điểm mà người dịch không nhận ra hoặc chưa hiểu rõ. Vì thế, bước dịch tinh này là bước để người dịch có thể giải quyết điền này.

Cũng như dịch thô, dịch tinh cũng có nhiều bước và nhiều điều cần chú ý

 

1. Sử dụng từ ngữ phổ thông

Khi bắt tay vào dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, sau bước dịch thô chúng ta ắt hẳn đã mường tượng được câu dịch phải dịch như thế nào. Và việc hạn chế sử dụng những từ tối nghĩa, khó hiểu để đưa vào bài dịch là vô cùng quan trọng, khi dịch chúng ta phải luôn nghĩ đến từ ngữ và tùy vào ngữ cảnh mà chọn từ phổ thông để diễn đạt cho người đọc dễ hiểu.

Ví dụ 1:

ヘルパーさんは本当の家族のつもりでお年寄りの世話をしているといっていた。

      • Phân tích: ở câu trên chúng ta nhận thấy ngữ pháp つもりで mang ý nghĩa “ xem như là/ co như đã/ mang cảm xúc là” nên tùy vào ngữ cảnh mà chúng ta sẽ dịch.
      • Vì đây là câu nói nói thông thường nên chúng ta cần sử dụng những ngôn ngữ dễ hiểu.
      • “ Người giúp việc đã nói rằng chị ấy đang chăm sóc người già, xem họ như người trong gia đình thật sự vậy”

Ví dụ 2:

(以下「乙」という。)は、別添の雇用条件書に記載された内容に従い 雇用契約を締結する

      • Phân tích: đây là một câu trong hợp đồng nên chúng ta không nên sử dụng các từ ngữ thông thường mà phải sử dụng các từ ngữ thiên về âm Hán- Việt để câu dịch được trang trọng hơn.
      • Bên B đồng ý ký kết hợp đồng lao động này với các điều khoản ghi trong bản mục điều kiện lao động và điều kiện thực tập kĩ năng. 

Thế nhưng, chúng ta cũng cần lưu ý. Đối với những bản dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt có cách hành văn, từ ngữ quá chuyên môn, quá khó, những từ người dịch không thường gặp thì chúng ta tuyệt đối không được “tự chế” bản dịch, lúc này, người dịch phải tìm hiểu và chỉnh sửa để bản dịch quy về những từ ngữ thông dụng nhất, dễ hiểu nhất.

 

2. Tìm trọng điểm

Khi dịch thô trong dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, đôi khi chúng ta sẽ không tìm được nội dung mà câu văn đang muốn đề cập đến. Những lúc thế này, chúng ta phải tìm từ khóa để nấm được vấn đề. Những từ khóa này thường được lặp lại nhiều lần trong câu hoặc đoạn văn bản. Đôi khi những từ khóa này rất dễ tìm, nó sẽ là chủ ngữ của câu, trong tiếng Nhật sẽ đứng trước các trợ từ は、が.

 

 

Còn một phương pháp khác đó là chúng ta hãy tạm thời bỏ qua câu đó và tiếp tục phân tích, tra từ, dịch thô những câu tiếp theo. Khi đã dần hiểu được nội dung của bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, chúng ta sẽ quay lại những câu chưa dịch để dịch lại lần nữa.

Ví dụ 3:

その点、フリーツアーは自分で往復の交通手段と宿泊先が決められているだけで、それ以外は自由=フリーだ。目的地での行動を自由に決めて、移動に必要な鉄道やバスなどの切符もいっしょに申し込むことができる。ただ、フリーツアーでも注意しなければならない点がある。一度ツアー料金を払ってしまったら、往復の飛行機やホテルは変えられないし、キャンセルする場合は出発日の3週間も前からキャンセル料を取られてしまう自分なりの計画をきちんと立てて、自由な旅を楽しもう。

      • Phân tích: chúng ta thấy từ フリーツアー (tour tự do) xuất hiện khá nhiều nên đây sẽ từ khóa cho toàn đoạn này. Nội dung chính của đoạn này chủ yếu sẽ xoay quanh việc du lịch tự do với những từ liên quan như 自由 ( tự do), 自分 ( tự mình), và những từ liên quan đến du lịch như旅行 ( du lịch), ガイド ( hướng dẫn viên du lịch), 目的地 ( địa điểm đến),..
      • Sau khi xác định được trọng điểm của đoạn văn, chúng ta tiến hành bước dịch thô, và cần chú ý thứ tự dịch câu văn để sao cho trôi chảy, dễ hiểu ( tham khảo Kỳ 10: Kỹ năng dịch thô phần 4)
      • Từ đó, chúng ta có thể dịch đoạn trên như sau:

“ Về điểm này, tour du lịch tự do là tự mình quyết định phương tiện đi lại và nơi ở trọ, ngoài ra free = tự do.  Có thể tự do quyết định hoạt động tại điểm đến, có thể đăng ký chung xe lửa hay xe buýt cho việc di chuyển. Tuy nhiên, dù là tour du lịch tự do cũng có một số điểm cần chú ý. Một khi đã trả tiền phí của tour rồi thì không t hể thay đổi máy bay khứ hồi hay khách sạn, và trường hợp hủy bỏ cũng sẽ mất phí hủy bỏ trước ngày xuất phát 3 tuần. Hãy tự mình lập kế hoạch cẩn thận và tận hưởng chuyến du lịch tự do.”

Việc dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt đòi hỏi dịch giả phải nắm được trọng tâm để khi dịch không bị lúng túng. Nếu đoạn văn quá dài, hãy tiếng hành dịch thô trước, sau đó tách ra từng câu để phân tích.

Dịch tinh là bước vô cùng quan trọng để người dịch chỉnh sửa, trau chuốt lại bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt của mình trước khi nộp bài đến khách hàng/công ty biên dịch/người check, v.v… Vì thế, người dịch nên dành thời gian để tìm hiểu và thực hành các kỹ năng dịch của mình để có thể hoàn thành được một bài dịch tốt.

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

Xem thêm:

Kỳ 15: Kỹ năng dịch thô phần 9

Kỳ 17: Kỹ năng dịch tinh phần 2