1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 26 – Kỹ năng check- Phần 6

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 26 – Kỹ năng check- Phần 6

2020-07-03

Khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, người dịch phải luôn bám sát bản gốc để có sự song song khi dịch. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người dịch cũng như người check phải có một số điều chỉnh để phù hợp với văn phong tiếng Việt.

 


 

Trong tiếng Nhật đôi khi chúng ta sẽ bắt gặp nhiều câu văn dài khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, nhưng không hề có bất kì dấu câu nào, và điều này chúng ta có thể giải quyết được khi ứng dụng kỹ năng ngắt câu đã được đề cập ở Kỳ 9: Kỹ năng dịch thô phần 3 và để phù hợp với văn phong người Việt, đồng thời làm câu văn trở nên hay, không dài dòng, chúng ta sẽ đặt dấu phẩy để ngắt câu.

Vậy đặt dấu phẩy sao cho hợp lý?

 

6. Đặt dấu phẩy (,) hợp lý

Dấu phẩy (,) là dấu câu dùng để phân tách các vế câu để người đọc có thể dễ đọc, sắp xếp thông tin mà không ảnh hưởng đến tính mạch lạc của câu. Tuy nhiên một số trường hợp đặt dấu phẩy sai khi check bài dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt cũng sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu.

 

 

Sau đây là những cách đặt dấu phẩy trong câu dịch sao cho phù hợp khi check bản dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt:

a. Khi muốn chỉ rõ chủ ngữ (đặc biệt là khi chủ ngữ dài).

Ví dụ 1:

安全な間隔がないときは徐行する。

→ Khi không có khoảng cách an toàn hãy đi chậm.

      • Phân tích: Có thể nhận thấy trong câu gốc không có dấu phẩy vì thế khi dịch sang câu tiếng Việt, người đọc sẽ đọc một câu không có điểm dừng, không biết được đâu là chủ ngữ, và đâu là điều mà người viết muốn nói đến.
      • Vì thế, người dịch và người check cần chủ động thêm dấu phẩy vào bên sau chủ ngữ để chỉ rõ chủ ngữ cho người đọc nắm rõ. Và quan trọng là phù hợp với văn phong trong tiếng Việt hơn là để một câu không có dấu phẩy.

→ Khi không có khoảng cách an toàn, hãy đi chậm.

 

b. Đặt dấu phải phía sau các liên từ như 「しかし」、「だが」、「けれど」、「そのうえ」、「あるいは」、v…

Trong tiếng Việt theo sau các liên từ như “và” hay “hoặc”, v.v… sẽ không có dấu phẩy trừ trường hợp câu quá dài. Nhưng đối với các liên từ đứng đầu câu như “tuy nhiên” thì thường có dấu phẩy.

Trong tiếng Anh cũng vậy, nếu liên từ kết nối 2 mệnh đề hoặc nhiều cụm từ (and, or, so) thì trước liên từ sẽ có dấu phẩy, nếu chỉ nối 2 cụm từ thì không cần, tiếng Anh thường không có dấu phẩy sau liên từ là hết mệnh đề mới có dấu phẩy.)

Ví dụ 2:

御社が経営難なのは存じております。しかし、こちらの状況も配慮していただきたいと思います。

→Tôi biết rằng công ty của bạn đang gặp rắc rối trong kinh doanh. Tuy nhiên, tôi cũng muốn bạn xem xét tình huống này.

 

c. Sau các chữ Hiragana, Katakana, Kanji viết liền nhau (để dễ đọc, khi dịch sang tiếng Việt cũng dễ dịch hơn).

Ví dụ 4:

電車に空席があると、まず、座る。

        • Phân tích: việc đặt dấu phẩy sau các vế câu sẽ giúp câu dễ đọc, và khi dịch chúng ta chỉ cần dịch theo từng vế sau dó ghép lại thành câu.

→ Nếu có ghế trống trên tàu, trước tiên, hãy ngồi trước.

Ví dụ 5:

交差点で右折する場合、対向(停止)車の陰に死角ができ、死角の中にいる二輪車に気づかない場合があります。

        • Phân tích: việc đặt dấu phẩy ở các vế câu trên giúp ngăn cách, phân biệt những sự việc có thể xảy ra, làm việc dịch sang tiếng Việt được dễ dàng hơn

→ Nếu bạn rẽ phải ở ngã tư, có thể có một điểm mù phía sau xe đang và bạn có thể không nhận thấy xe máy ở điểm mù.

 

d. Khi khó truyền tải thông tin chính xác.

Ví dụ 6:

会社から支給されたパソコンと、最新のiPhoneを電車に置いてきてしまった。

  • Phân tích: đặt dấu phẩy giữa 2 danh từ 「会社から支給されたパソコン」「最新のiPhone」để ngăn cách và phân biệt từng cụm.

→ Tôi đã để quên máy tính được cấp bởi công ty và điện thoại Iphone đời mới trên tàu.

Chúng ta có thể coi dấu phẩy là một ký hiệu hữu ích để có được một bản dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt chất lượng. Tuy nhiên, việc lạm dụng dấu phẩy trong câu sẽ khiến câu trở cụt lủn, và khó bao hàm được hết nghĩa của toàn bộ câu. Vì vậy chúng ta chỉ nên sử dụng dấu phẩy khi thật sự cần thiết.

Ví dụ 7:

来週、国から家族と、友達が来るので、アルバイトを休ませていただけませんか。

      • Phân tích: sử dụng quá nhiều dấu phẩy trong câu sẽ làm loãn thông tin câu.

 

 

Để có thể xuất bản ra một bản dịch hoàn hảo, có rất nhiều thứ chúng ta cần để ý khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, từ những dấu câu nhỏ cho đến những cụm từ lớn, cả người dịch và người check phải thống nhất trong cách trình bày.

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

Xem thêm:

Kỳ 25: Kỹ năng check phần 5

Kỳ 27: Kỹ năng check phần 7