1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 27 – Kỹ năng check phần 7

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 27 – Kỹ năng check phần 7

2020-07-08

Khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, để chắc chắn không có bất kì lỗi sai nào trong bản dịch thì việc kiểm tra lại bản dịch là việc vô cùng quan trọng, công việc này đòi hỏi người check phải thật tỉ mỉ, và đây cũng là một kỹ năng trong dịch thuật.

 

 

Ngoài văn phong, ngữ pháp, cách diễn đạt đã đề cập ở các kỳ Kỳ 22: , Kỳ 23:, Kỳ 24:, Kỳ 25: , ở kỳ này chúng ta sẽ sơ lược về kỹ năng phân biệt những sắc thái của từ ngữ trong kỹ năng check khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt.

 

7. Nhận thức sắc thái của từ ngữ

* Thế nào là sắc thái của từ ngữ?

Sắc thái của từ ngữ được hiểu một cách đại khái là ý nghĩa mà từ ngữ đó biểu thị mức độ, phù hợp với ngữ cảnh của câu văn.

Trong dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, để chọn đươc từ ngữ có sắc thái phù hợp với bản dịch, chúng ta cần xác định được ngữ cảnh của bài dịch, phải biết được bài dịch sẽ được sử dụng trong hoàn cảnh nào, được đăng ở phương tiện nào và ai là đối tượng mà bản dịch hướng đến.

 

 

Khi check bản dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, có nhiều cách để tìm ra từ ngữ có sắc thái phù hợp với bản dịch, có thể chia ra một số trường hợp như sau:

 

a. Những từ có ý nghĩa giống nhau nhưng có sắc thái khác nhau

Đối với 1 từ ngữ thường sẽ có 2 mặt sắc thái song song với nhau:

・Thứ nhất, là có thể được truyền đạt và được hiểu ngay thông qua tra cứu

・Thứ hai, là ý mà người nói/ người viết muốn truyền đạt những ấn tượng hay những suy nghĩ của mình, và để hiểu được thì chúng ta sẽ cần phải đọc hiểu tổng thể đoạn văn.

Ví dụ 1:

        1. 製品の不具合
        2. 製品の欠陥
          • Phân tích: 2 từ trên đều mang nghĩa phủ định nhưng biểu thị sắc thái khác nhau. 不具合 mang ý nghĩa là “lỗi sai” thì 欠陥lại mang ý nghĩa là “thiếu sót, sai lầm”
          • Từ phân tích chúng ta có thể thấy mức độ sắc thái như sau: 不具合<欠陥 → Từ đó chúng ta có thể lựa chọn từ ngữ thích hợp để đưa vào đoạn văn.

 

b. Phân biệt những từ mang ý nghĩa trung tính/ khẳng định/phủ định

Ví dụ 2:

    1. この度は、当社製品に不具合が見つかりましたこと、心よりおわび申し上げます。
    2. この度は、当社製品に欠陥が見つかりましたこと、心よりおわび申し上げます。
          • Phân tích: đây là một câu văn được sử dụng trong viết email. Hai câu văn này thoạt nhìn khá là giống nhau nhưng khi dịch thì chúng ta có thể thấy sắc thái khác nhau trong từng câu.
          • Với phân tích ở ví dụ 1 chúng ta có thể thấy câu 2 ở ví dụ này mang ý nghĩa phủ định mạnh mẽ hơn. Có thể dịch như sau:
    1. Thành thật xin lỗi quý khách vì lần này chúng tôi nhận thấy sản phẩm của công ty chúng tôi có chút thiếu sót.
    2. Thành thật xin lỗi quý khách vì lần này chúng tôi nhận thấy lỗi trong sản phẩm của chúng tôi.

Nội dung ở câu 2 mạnh mẽ hơn câu 1

 

c. Lưu ý về việc sử dụng cách diễn đạt mang ý nghĩa mạnh mẽ

Trong một số trường hợp, việc sử dụng các từ mạnh có thể phá vỡ sự cân bằng của một câu. Chúng ta không nên quá đưa văn nói vào văn bản khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, vì đôi lúc nó sẽ gây khó chịu cho người đọc

Ví dụ 3:

      1. Em trai tôi là một đứa trẻ hư. (Đúng)
      2. Thằng em tôi là một đứa mất dạy. (Sai)
          • Phân tích: câu 1 phù hợp để đưa vào văn bản vì nó phu hợp với thị hiếu người đọc, câu 2 thuộc về văn nói nhiều hơn.

 

d. Nhạy bén trong việc chuyển đổi từ

Khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, chúng ta cần tra cứu từ ngữ kỹ càng, và thường xuyên cập nhật vốn từ của mình vì theo thời gian cách diễn đạt và từ ngữ cũng sẽ có sự thay đổi. Vì thế, khi check một bản dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt, người check cần chú ý đến từ ngữ được sử dụng cả trong bản gốc và bản dịch để điều chỉnh cho phù hợp.

Ví dụ 4:

看護婦→看護師 (y tá)

Ví dụ 5:

phụ thân/mẫu thân → cha/mẹ

Không chỉ đối với người dịch, mà người check cũng phải thường xuyên trau dồi vốn từ. Để làm việc này, chúng ta có thể bổ sung từ vựng thông qua việc đọc sách báo, viết các bài luận, v.v…

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

Xem thêm:

Kỳ 26: Kỹ năng check phần 6