1. Trang chủ
  2. Kỹ thuật dịch Nhật - Việt
  3. Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 5 – Kỹ năng lập chiến lược- Phần 1

Kỹ thuật dịch Nhật - Việt

Cách dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt – Kỳ 5 – Kỹ năng lập chiến lược- Phần 1

2020-04-14

Trên con đường trờ thành một biên dịch chuyên nghiệp, chúng ta cần có những kỹ năng cơ bản làm tiền đề. Sau kỹ năng phân tích câu và kỹ năng tra cứu ở những kỳ trước, có lẽ chúng ta đôi phần cũng dần nghiệm ra nhiều điều. Để có một bản dịch hoàn thiện và chuẩn xác thì ắt hẳn cũng sẽ cần một chiến lược dịch đúng đắn. Vậy thế nào là một chiến lược có thể đem lại hiệu quả.

 

1. Những điểm cần xác định cụ thể khi lập chiến lược

Khi dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, sau khi đã phân tích câu và có tài liệu tham khảo thì chúng ta không nên bắt đầu tiến hành dịch ngay mà chúng ta nên lập cho mình một chiến lược để công việc dịch hiệu quả. Chiến lược ở đây là gì? Là một kế hoạch, lập trình cụ thể để khi dịch thì công việc được trôi chảy, theo đúng tiến độ đã đã đặt ra.

Chiến lược dịch sẽ  quyết định phương hướng dịch. Bắt đầu dịch mà không có chiến lược sẽ không thể đạt được chất lượng bản dịch và năng suất dịch tốt nhất. Nên tham khảo những thông tin có được qua việc đọc bản gốc, tra cứu để tìm ra chiến lược dịch. Nếu tìm ra chiến lược thích hợp thì công việc dịch thực tế sẽ thuận lợi hơn nhiều.

    • Thì của câu:

Thì của câu hay thời là một thuật ngữ trong ngữ pháp để diễn tả thời điểm xảy ra của một sự việc. Vì sự khác biệt về thời điểm xảy ra nên hình thức biểu thị của động từ cũng khác nhau, nên chúng ta cần để ý đến thời của câu để dịch cho đúng ngữ cảnh, phù hợp với nội dung văn bản gốc.

 

 Tiếng Nhật  không chia thì theo dạng đơn thuần là “đã” (ví dụ “食べた“), “chưa” (食べていない), “không” (食べない), “đang” (食べている), “sẽ” (食べる). Thay vào đó, nó còn dùng thêm các trợ từ như “ところ”. Đúng ra thì không có cái gọi là “thì hiện tại”.

            • Thì có thể chỉ một hành động, hoặc trạng thái diễn ra ở quá khứ, hiện tại hay tương lai.
            • Thì có thể chỉ một hành động đã, đang hoặc sẽ diễn tiến trong một thời gian nhất định.
            • Thì cũng có thể chỉ hành động đã, vừa mới hoặc sẽ hoàn tất.

 

        • Cách dùng từ:

Khi dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt thì cách sử dụng từ là phần quan trọng chúng ta cần chú ý. Phải xem bài dịch đang dùng từ lịch sự, kính ngữ, hay viết theo cách đơn giản, v.v… để chúng ta có thể chọn cách diễn đạt phù hợp với ngữ cảnh của văn bản.

Ví dụ: 国王はお亡くなりになります。

Chúng ta nên dịch là “Quốc vương đã qua đời” chứ không dịch “Vua đã chết”.

      • Cách dịch thuật ngữ chuyên môn, chọn từ để dịch

Độ khó của bản dịch phụ thuộc vào số thuật ngữ chuyên môn xuất hiện trong văn bản gốc và thông thường các từ này thường được lặp lại khá nhiều lần. Và hãy đảm bảo răng chúng tìm được nghĩa chính xác và thống nhất cho cả bài. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên lưu ý cả những trường hợp có thể dịch nguyên văn hoặc thêm chú thích, v.v…

Ví dụ: trong văn bản liên quan đến máy móc thì 保証 phải thống nhất dịch là “bảo hành”  chứ không phải “cam kết”.

 

      • Dịch theo chỉ thị của công ty biên dịch/khách hàng

Khi bạn nhận dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt theo chỉ thị công ty thì điều chúng ta bắt buộc phải làm là tuân theo chỉ thị đó để đảm bảo bài dịch của mình đúng chuẩn.

 

 

2. Những mục cần xem xét khi lập chiến lược

Một chiến lược dịch hoàn hảo thì cần nhiều yếu tố, nhưng quan trọng vẫn là các yếu tố sau:

      • Đối tượng:

Việc đầu tiên là chúng ta cần xác định ai là đối tượng mà bài dịch hướng đến để cung cấp thông tin hay nói cách khác là người đọc. Việc xác định được đối tượng sẽ giúp chúng ta hình dung được những từ ngữ thích hợp để sử dụng cho bài dịch.

Ví dụ như những bài viết dành cho trẻ em thì chúng ta nên sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, chứ không nên sử dụng những từ ngữ chuyên môn.

      • Ngữ cảnh

Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chiến lược dịch. Việc xác định đúng ngữ cảnh sẽ giúp chúng ta có thể bước vào thế giới của người đọc, đặt mình vào hoàn cảnh đó, để từ đó điều chỉnh văn phong và từ ngữ cho phù hợp nhất.

Ví dụ: trong hướng dẫn sử dụng sản phẩm chúng ta nên dịch sao cho câu văn ngắn gọn và xúc tích, không nên dài dòng.

      • Phương tiện đăng tải:

Ngày này với sự phát triển của công nghệ, thì phương tiện truyền thông là một nơi giúp chúng ta có sự tương tác với người đọc. Bài dịch của chúng ta sẽ được đăng tải bằng phương tiện nào? Website, tạp chí, báo, v.v… Việc xác định được phương tiện mà bài dịch sẽ được đăng tải lên sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về bài dịch của mình.

 

      • Chỉ thị của công ty biên dịch/khách hàng

Chỉ thị từ khách hàng, từ công ty biên dịch vô cùng quan trọng. Tuân theo những chỉ thị này sẽ giúp bài dịch của chúng ta có sự thống nhất, không bị mâu thuẫn khi bạn tham gia dự án có nhiều người dịch chung. Vì thế, việc tuân thủ này là tuyệt đối.

      • Term, từ điển

Term, từ điển là những công cụ vô cùng hữu ích khi chúng ta dịch cá nhân hay tham gia dự án tập thể. Hãy tận dụng tốt những term mà công ty hoặc khách hàng cung cấp, hay term của các đồng nghiệp đã dịch qua dự án tương tự. Đây là công cụ tiện lợi để chúng ta giảm thời gian tra cứu, đồng thời cũng thống nhất những từ chuẩn có thể sử dụng.

      • Ước tính thời gian dịch

“Thời gian là vàng bạc” , câu nói này quả không sai khi bạn có thể cân đo đong đếm thời lượng mà mình có thể hoàn thành bài dịch.

Ví dụ: ví dụ khi bạn có thể dịch 1500 từ 1 ngày thì với văn bản 3000 từ bạn có thể dịch trong 3 ngày nếu không gấp và khối lượng sẽ được dàn đều trong 3 ngày này để bạn có thể đưa ra được một bản dịch hay.

Tuy nhiên, chúng ta không nên vì hạn chót mà nộp một bài dịch không chất lượng, điều này sẽ ảnh hưởng tới uy tín của mình.

 

Trên còn đường trở thành một biên dịch viên chuyên nghiệp thì chúng ta nên tập bước đi trên những bước cơ bản, những bước đi này sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của chúng ta sau này.

Green Sun Linguist Team
(Còn tiếp)

Xem thêm:

Kỳ 4: Kỹ thuật tra cứu

Kỳ 6: Kỹ năng lập chiến lược phần 2